Chàm bội nhiễm có nguy hiểm không và điều trị ra sao?

Chàm bội nhiễm (hay còn gọi là viêm da cơ địa bội nhiễm) được xem là một trong các biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh chàm da thông thường. Nhận biết sớm các dấu hiệu cảnh báo chàm bội nhiễm sẽ giúp bệnh nhân có kế hoạch điều trị phù hợp, tránh để bệnh ảnh hưởng đến những cơ quan khác trong cơ thể. 

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về triệu chứng, nguyên  nhân, cách điều trị và chế độ sinh hoạt phù hợp cho bệnh nhân chàm bội nhiễm nhé!

Chàm bội nhiễm là gì? 

Chàm bội nhiễm thường được gây ra bởi các chủng virus lan tỏa trên da đặc trưng bởi sốt và các nốt mẩn nước chứa đầy dịch mủ và tạo thành những nốt trợt như sẹo hở trên bề mặt da. 

Chàm bội nhiễm là một thể chàm thứ phát tiến triển nhanh và nguy hiểm 

Chàm bội nhiễm là một thể chàm thứ phát tiến triển nhanh và nguy hiểm 

Chàm bội nhiễm thường phát triển sau bệnh chàm với các dấu hiệu và triệu chứng như: 

  • Sốt, uể oải mệt mỏi và sưng hạch bạch huyết cục bộ.
  • Xuất hiện các mụn nước chứa dịch mủ màu vàng cho đến dịch sẫm màu và thậm chí là máu. Những nốt mụn nước này có thể rỉ dịch chảy máu và để lại các vết mài trên da. Thông thường chúng sẽ kéo dài từ 2-6 tuần cho đến đi đóng mài và lành lại. 

Trẻ em là lứa tuổi mắc chàm bội nhiễm phổ biến nhất bởi làn da trẻ còn non nớt, nhạy cảm với hệ thống hàng rào bảo vệ da chưa phát triển đầy đủ, virus dễ dàng tấn công và gây bội nhiễm sau một đợt bùng phát bệnh chàm thông thường. 

Nguyên nhân gây chàm bội nhiễm

Không chỉ trẻ em mà chàm bội nhiễm cũng có thể bắt gặp ở người lớn. Bên cạnh nguyên nhân hàng rào bảo vệ da và cơ thể gặp vấn đề hoặc chưa phát triển đầy đủ thì chàm bội nhiễm cũng dễ phát sinh trong những điều kiện sau: 

Chàm da không được điều trị kịp thời

Chàm da là một bệnh lý da liễu mãn tính khó để điều trị dứt điểm, dai dẳng và dễ tái phát. Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời thì các vùng da tổn thương sẽ tạo điều kiện cho virus xâm nhập gây nên chàm bội nhiễm. 

Thường xuyên cọ xát, gãi ngứa 

Một trong các triệu chứng gây khó chịu và khó đối phó nhất của bệnh chàm da là ngứa ngáy. Những cơn ngứa này càng gãi sẽ càng ngứa và đặc biệt khi trầy xước khiến da chảy máu sẽ là “thời cơ” cho nhiễm trùng xảy ra. 

Thường xuyên cọ xát và gãi ngứa cũng là nguyên nhân gây chàm bội nhiễm

Thường xuyên cọ xát và gãi ngứa cũng là nguyên nhân gây chàm bội nhiễm

Dùng thuốc điều trị chàm da chưa đúng cách 

Khi bị viêm da cơ địa, người bệnh có thể được kê đơn một số loại thuốc bôi và thuốc uống nhằm làm hạn chế triệu chứng bệnh và bảo vệ da. Nhưng đa phần các loại thuốc này đều nhằm điều chỉnh hệ thống miễn dịch của cơ thể nên nếu lạm dụng thuốc, ngược lại bạn đang tạo điều kiện cho các tác nhân gây chàm bội nhiễm phát triển. 

Chăm sóc da sai cách 

Da khô và không được vệ sinh sạch sẽ là những nguyên nhân chính khiến cho các tác nhân như virus Herpes simplex xâm nhập và gây nên bệnh chàm bội nhiễm. 

Nếu bạn đang bị chám bội nhiễm, hãy gọi ngay tới số hotline 0916.755.060 / 0916.757.545 để được tư vấn giải pháp phù hợp

ĐT. 060.gif

Chàm bội nhiễm có nguy hiểm không?

Chàm bội nhiễm được đánh giá là thể chàm nguy hiểm nhất và nghiêm trọng hơn các thể chàm thông thường. Bên cạnh các triệu chứng ngoài da như đỏ, ngứa và mẩn nước chàm bội nhiễm còn gây nên các triệu chứng toàn thân như: 

  • Sốt.
  • Đau nhức toàn thân.
  • Mệt mỏi, yếu cơ. 

Nếu không được quan tâm đúng cách, chàm bội nhiễm thậm chí còn có nguy cơ tiến triển gây suy nội tạng và dẫn đến tử vong (dù hiếm gặp). 

Hơn thế nữa, chàm bội nhiễm do virus gây ra nên bệnh lý này có khả năng lây truyền khi tiếp xúc với dịch các nốt mẩn ngứa ở người bệnh. Đặc biệt là những đối tượng có hệ thống miễn dịch yếu kém và đáng quan tâm như trẻ em, người cao tuổi, phụ nữ mang thai, cho con bú có nguy cơ cao bị lây nhiễm chàm bội nhiễm.  

Nhức mỏi toàn thân, yếu cơ là triệu chứng tiến triển của chàm bội nhiễm

Nhức mỏi toàn thân, yếu cơ là triệu chứng tiến triển của chàm bội nhiễm 

Điều trị chàm bội nhiễm như thế nào?

Chàm bội nhiễm không chỉ là bệnh lý thứ phát phát triển sau bệnh chàm thông thường mà đây còn được liệt vào danh sách các bệnh da liễu cần điều trị khẩn ở một số trường hợp. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc uống acyclovir 400–800mg x 5 lần/ ngày trong 10–14 ngày hoặc cho đến khi tổn thương lành lại. Nếu bệnh nhân không thể uống thuốc viên hoặc tình trạng nhiễm trùng xấu đi dù đã được điều trị thì bác sĩ có thể chỉ định thuốc aciclovir tiêm tĩnh mạch.

Nếu xuất hiện nhiễm trùng da sau chàm bội nhiễm thì có thể được chỉ định kháng sinh toàn thân để điều trị.

Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số thuốc điều trị triệu chứng kèm theo ở từng đối tượng người bệnh chàm bội nhiễm cụ thể. Chẳng hạn như các loại thuốc giúp giảm đau, hạ sốt cho bệnh nhân. 

Một số loại kháng sinh có thể được kê đơn khẩn cấp khi xác định mắc phải chàm bội nhiễm

Một số loại kháng sinh có thể được kê đơn khẩn cấp khi xác định mắc phải chàm bội nhiễm 

Chăm sóc chàm bội nhiễm tại nhà 

Bên cạnh việc điều trị theo chỉ định từ bác sĩ, việc tự chăm sóc tại nhà chiếm một phần quan trọng trong kế hoạch điều trị chàm bội nhiễm. Chủ động chăm sóc da đúng cách sẽ giúp bệnh nhân cải thiện triệu chứng chàm bội nhiễm và ngăn ngừa bệnh tiến triển thành nhiễm trùng da nặng nề hơn. 

Giữ ẩm cho da đúng cách nhờ Eczestop

Như đã nói, làm sạch và giữ ẩm là hai nguyên tắc chính trong quản lý các triệu chứng của bệnh chàm thông thường và cả chàm bội nhiễm. Dựa trên những nguyên tắc này mà chúng tôi đã cho ra mắt sản phẩm Eczestop - sản phẩm tích hợp cả hai tính năng phù hợp hỗ trợ điều trị các loại chàm da. Với công thức bào chế được nghiên cứu khoa học bởi các chuyên gia, Eczestop là sự kết hợp thành công của các hoạt chất mang đến công dụng điều trị và ngăn ngừa tái phát bệnh chàm, tăng cường sức khỏe làn da, chống lại chàm bội nhiễm. 

Thành phần chính là kẽm salicylate - chống viêm nhiễm và làm mềm da. Bên cạnh đó còn là sự kết hợp với chiết xuất vỏ cây núc nác giúp chống dị ứng kháng viêm; dầu dừa giúp làm ẩm da, bổ sung vitamin và acid béo; chitosan có tác dụng chống oxy hóa, ức chế sự chết của tế bào, tăng tái tạo da; nano bạc và dầu hạt neem giúp chống viêm và kháng khuẩn. 

Eczestop - sản phẩm hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa hiệu quả chàm bội nhiễm

Eczestop - sản phẩm hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa hiệu quả chàm bội nhiễm 

Bởi vậy, Eczestop được xem là một “trợ thủ” đắc lực giúp hành trình chống lại bệnh chàm thuận lợi hơn. Một trong những chia sẻ từ anh Thiên - người bị viêm da cơ địa (bệnh chàm, eczema) ròng rã 10 năm đã giải quyết bệnh nhanh chóng chỉ sau 1 tháng nhờ Eczestop. Trong đó, chỉ sau 2 tuần kiên trì bôi 3 lần/ngày, các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu đã giảm bớt một phần và sau 2 tuần tiếp theo, da khỏi ngứa hẳn và mềm mịn hơn. Sau đó anh duy trì dùng 6 tháng sau, da không còn khô ráp thường xuyên và chàm da không còn tái phát. 

Chế độ ăn uống cho bệnh nhân chàm bội nhiễm

Bên cạnh việc dùng kem bôi dưỡng ẩm và bảo vệ da, việc bổ sung chất dinh dưỡng từ bên trong cũng đóng vai trò quan trọng giúp bạn ngăn ngừa chàm bội nhiễm. 

Trong đó, nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin C, vitamin E - những nhóm chất tốt cho da. Đồng thời, đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày (6-8 cốc cho người lớn).  

Người bệnh chàm bội nhiễm cần chú ý chế độ ăn uống đủ chất, bổ sung chất xơ và các chất chống oxy hóa khác

Người bệnh chàm bội nhiễm cần chú ý chế độ ăn uống đủ chất, bổ sung chất xơ và các chất chống oxy hóa khác

Tránh các tác nhân gây kích ứng 

Một số tác nhân kích ứng sẽ gây bùng phát triệu chứng chàm bội nhiễm mà bạn cần lưu ý:

  • Chất tẩy rửa có trong xà phòng và các sản phẩm làm sạch khác. 
  • Hương liệu và các chất tạo màu trong mỹ phẩm. 
  • Lông thú cưng. 
  • Sợi vải. 

 Các biện pháp để da thông thoáng, hạn chế gãi ngứa

Gãi ngứa cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến chàm bội nhiễm. Để hạn chế tình trạng này bạn có thể:

  • Lựa chọn quần áo rộng rãi với chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt. 
  • Thường xuyên giặt giũ chăn, drap, gối, nệm và vệ sinh dụng cụ cá nhân. 
  • Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các mẹ nên cắt móng tay cho trẻ thường xuyên và mang bao tay nếu cần thiết để hạn chế bé cọ xát, gãi trầy xước vùng da đang gặp vấn đề. 

Trên đây là những thông tin cần biết về chàm bội nhiễm. Nếu cần được tư vấn về chàm bội nhiễm, hướng dẫn mua và sử dụng sản phẩm Eczestop sớm nhất hãy liên hệ ngay qua hotline 0916.755.0600916.757.545.

Nguồn tham khảo:

https://www.medicalnewstoday.com/articles/317647#treatment

https://bvnguyentriphuong.com.vn/kham-da-lieu-chuyen-sau/eczema-herpeticum

https://www.healthline.com/health/skin-disorders/eczema-herpeticum



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  •  Cách điều trị viêm da dị ứng tại nhà vô cùng đơn giản mà hiệu quả
    Cách điều trị viêm da dị ứng tại nhà vô cùng đơn giản mà hiệu quả

    Viêm da dị ứng là căn bệnh ngoài da dễ tái phát và gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh. Việc điều trị viêm da dị ứng không phải quá khó khăn, tuy nhiên, phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân, tình trạng bệnh và đòi hỏi sự phối hợp tích cực từ người mắc. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra cách trị viêm da dị ứng đơn giản, bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.

  •      Bệnh viêm da cơ địa là gì và cách điều trị
    Bệnh viêm da cơ địa là gì và cách điều trị

    Viêm da cơ địa là gì và có cách nào để điều trị viêm da cơ địa không,… là băn khoăn của rất nhiều người. Bởi đây là bệnh ngoài da, có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người mắc, mặc dù bệnh không đe dọa tính mạng. Để hiểu hơn về bệnh lý này, mời bạn hãy dành vài phút đọc ngay bài viết nhé!

  •  3 mẹo chữa viêm da cơ địa ngay tại nhà từ những nguyên liệu đơn giản
    3 mẹo chữa viêm da cơ địa ngay tại nhà từ những nguyên liệu đơn giản

    Tác giả: Phương Thảo

  • 3 thể bệnh thường gặp nhất của bệnh eczema
    3 thể bệnh thường gặp nhất của bệnh eczema

    Bệnh eczema là bệnh lý da liễu ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Theo thống kê tại Hoa Kỳ, hơn 30 triệu người ở quốc gia này mắc bệnh eczema. Eczema có rất nhiều thể bệnh, mỗi thể bệnh có các đặc trưng riêng. Dưới đây là 3 thể bệnh thường gặp nhất trong các bệnh eczema.