Bệnh chàm môi có lây không? là vấn đề được nhiều người thắc mắc. Chàm môi gây mất tự tin, ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý của người bệnh. Không chỉ vậy, nhiều người nghĩ rằng, chàm xuất hiện ở môi có thể lây nhiễm khi tiếp xúc hoặc hôn môi. Vậy quan niệm này có đúng không? Làm thế nào để điều trị bệnh chàm môi hiệu quả?
Bệnh chàm môi là gì?
Bệnh chàm môi còn được gọi là viêm da cơ địa ở môi. Đặc trưng của bệnh là tình trạng đỏ, khô, có vảy trên môi. Chàm môi có thể bắt nguồn từ liếm môi hoặc bị kích ứng bởi son.
Các triệu chứng phổ biến của bệnh chàm môi bao gồm:
- Phát ban đỏ
- Môi khô, bong vảy
- Nứt nẻ, thậm chí chảy máu
- Ngứa
Các triệu chứng này được quan sát thấy ở một hoặc hai môi, cả xung quanh môi. Vùng da quanh miệng, có khi cả bên trong miệng giáp với môi cũng bị ảnh hưởng bởi bệnh. Lúc này, vùng da môi và xung quanh có thể bị thay đổi sắc tố: Người da trắng sẽ thấy môi mình có màu đỏ, nâu; Người da ngăm lại nhận thấy da môi sáng hơn hoặc tối hơn.
>>>Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết bệnh chàm môi là gì?
Bệnh chàm môi có lây không?
Để biết bệnh chàm môi có lây không, trước tiên, bạn cần xem nguyên nhân nào gây ra bệnh. Nếu liên quan đến các tác nhân lây nhiễm như vi khuẩn, virus thì bệnh có thể lây.
Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh chàm môi vẫn chưa được xác định rõ. Người ta cho rằng, bệnh có liên quan đến các tác nhân gây kích ứng, dị ứng hoặc di truyền. Khi trong gia đình có người thân bị bệnh chàm, chàm môi hoặc viêm da cơ địa, bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này.
Nguyên nhân gây bệnh chàm môi có thể liên quan đến các yếu tố sau đây:
- Khói thuốc lá.
- Thực phẩm: Một số loại thực phẩm hay gây dị ứng có thể khiến bệnh chàm môi bùng phát.
- Mắc một số bệnh lý như nhiễm trùng đường hô hấp trên: Viêm thanh quản, viêm họng… Ngoài ra, những người bị bệnh hen suyễn, sốt dị ứng, hoặc rối loạn chức năng gan cũng dễ mắc chàm môi.
- Thay đổi nhiệt độ đột ngột, thay đổi thời tiết.
- Dị ứng với phấn hoa, tiếp xúc với lông động vật.
Một số yếu tố nguy cơ có thể gây bệnh chàm môi bao gồm:
- Tổn thương hàng rào bảo vệ da: Điều này sẽ khiến hóa chất, tác nhân gây dị ứng xâm nhập vào da một cách dễ dàng.
- Nghề nghiệp liên quan đến việc thường xuyên tiếp xúc với các vật liệu như kim loại (niken).
- Bị căng thẳng mạn tính.
- Bị cảm lạnh, cúm.
- Thay đổi hormone trong cơ thể, thường ở phụ nữ...
Như vậy, nguyên nhân gây bệnh chàm môi hoàn toàn không phải do vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng nên bệnh không lây nhiễm từ người này sang người khác. Chính vì thiếu hiểu biết nên nhiều người nghĩ rằng, bệnh chàm môi có thể lây nên kỳ thị, xa lánh người bệnh. Điều này làm người mắc chàm môi bị mất tự tin, xấu hổ, ngại giao tiếp và thậm chí trầm cảm. Nếu có người thân hay bạn bè bị bệnh chàm môi, bạn hãy lắng nghe và động viên người bệnh để họ luôn lạc quan, vui vẻ.
Bệnh chàm môi không lây nhiễm
>>>Xem thêm: Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh chàm môi
Làm thế nào để kiểm soát bệnh chàm môi?
Bệnh chàm môi hoàn toàn có thể điều trị được. Mục tiêu chữa chàm môi là làm giảm triệu chứng khó chịu như ngứa ngáy, bong tróc của bệnh và hạn chế các đợt bùng phát. Người bệnh nên dưỡng ẩm môi thường xuyên để giúp giảm ngứa và giảm khô da. Thời gian tốt nhất để bôi son hoặc kem dưỡng ẩm là ngay sau khi rửa mặt sạch vào sáng hoặc tối. Thời điểm đó sẽ giúp kem thẩm thấu qua da tốt hơn.
Các sản phẩm kem bôi chứa 1% hydrocortisone có thể giúp giảm viêm, nhưng nên bôi cách xa bữa ăn.
Đối với trường hợp bị chàm môi nặng, bác sĩ da liễu sẽ kê thuốc có hiệu lực mạnh hơn. Thuốc kháng histamin có thể được sử dụng để giảm ngứa. Kháng sinh giúp điều trị bội nhiễm vi khuẩn.
Ngoài cách điều trị bệnh chàm môi thông qua dùng thuốc, một số biện pháp thay đổi lối sống cũng rất hữu ích để kiểm soát tình trạng này, cụ thể:
- Cố gắng giảm căng thẳng: Stress có thể làm tăng đáp ứng với chất gây dị ứng của cơ thể. Các liệu pháp như yoga, thiền sẽ giúp bạn giảm stress rất tốt.
- Dưỡng ẩm môi thường xuyên: Sử dụng kem hoặc son môi dưỡng ẩm vào sáng và tối. Hãy cố gắng không liếm môi.
- Nếu bệnh chàm môi của bạn bị kích hoạt bởi tác nhân gây dị ứng, hãy tránh xa những thực phẩm hoặc sản phẩm chứa chất này. Trước khi mua một sản phẩm nào đó, bạn hãy đọc kỹ nhãn, bao bì.
Kiểm soát stress giúp giảm bùng phát bệnh chàm môi
>>>Xem thêm: Tham khảo 3 cách chữa bệnh chàm bằng dân gian cực hay!
Cải thiện bệnh chàm môi an toàn từ thảo dược
Như vậy, với thắc mắc: “Bệnh chàm môi có lây không?”, các bạn đã có được câu trả lời cho mình. Chàm môi hoàn toàn không lây nhiễm, vì vậy bạn có thể yên tâm khi tiếp xúc với những người mắc tình trạng này nhé.
Để kiểm soát chàm môi một cách hiệu quả, bên cạnh dùng thuốc, bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm kem bôi nguồn gốc thảo dược, tiêu biểu trong số đó là kem Eczestop. Sản phẩm này là một công thức chuyên biệt cho tình trạng chàm da nói chung và chàm môi nói riêng, giúp giảm dị ứng, bớt ngứa ngáy, cải thiện tình trạng tổn thương da thông qua tác dụng của kẽm salicylate, nano bạc, dịch chiết neem và chiết xuất vỏ núc nác. Đồng thời, sản phẩm cũng giúp dưỡng ẩm, làm sạch da và tăng cường sức khỏe của làn da nhờ có dầu dừa, chitosan. Sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên nên rất an toàn khi sử dụng, nhất là với vùng nhạy cảm như môi.
Kem bôi Eczestop giúp cải thiện chàm môi
Cảm nhận của khách hàng
Tình trạng viêm da cơ địa của chị Hân đã được cải thiện đáng kể chỉ sau 2 - 3 tuần dùng Eczestop. Xem chi tiết chia sẻ của chị Hân TẠI ĐÂY
Mời các bạn cùng xem thêm những người bị chàm (viêm da cơ địa) khác chia sẻ bí quyết cải thiện nhờ kem bôi Eczestop TẠI ĐÂY!
Tư vấn của chuyên gia
Chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn về vấn đề bệnh chàm môi nên bôi thuốc gì trong video dưới đây:
Xem thêm đánh giá của chuyên gia về 4 hiệu quả của Eczestop trong hỗ trợ điều trị bệnh chàm
Qua thông tin bài viết chia sẻ, các bạn đã biết được bệnh chàm môi có lây không. Đồng thời, với giải pháp từ kem bôi Eczestop, các triệu chứng của chàm môi và các đợt tái phát sẽ giảm đáng kể, bạn hãy áp dụng ngay hôm nay nhé!.
Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh chàm môi và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất xin vui hotline: 0916.755.060 – 0916.757.545
Dược sĩ Đoàn Thu