Viêm da tiếp xúc là gì? Hướng dẫn điều trị và phòng ngừa

Viêm da tiếp xúc là tình trạng viêm da cấp tính gây ra các triệu chứng ngứa, nổi ban sau khi tiếp xúc với chất gây kích ứng hoặc dị ứng. Bệnh không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại gây khó chịu cho người mắc. Vậy các nguyên nhân nào gây viêm da tiếp xúc? Phương pháp điều trị là gì? Và liệu có thể phòng ngừa được viêm da tiếp xúc không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn các thông tin để trả lời cho những thắc mắc trên. 

Bệnh viêm da tiếp xúc là gì?

Viêm da tiếp xúc là tình trạng khi da bạn tiếp xúc hoặc xuất hiện phản ứng kích ứng trên da với một chất nào đó làm xuất hiện các nốt ban đỏ, gây ngứa trên da. Các triệu chứng của viêm da tiếp xúc sẽ tiến triển qua các giai đoạn: 

Hình ảnh viêm da tiếp xúc

Hình ảnh viêm da tiếp xúc

  • Giai đoạn cấp tính: da nổi ban đỏ, rỉ nước, phù nề, đau, nổi mụn nước, mụn mủ.
  • Giai đoạn bán cấp tính: các tổn thương đóng vảy, tăng sắc tố da. 
  • Giai đoạn mãn tính: xảy ra quá trình lichen hóa, da dày và màu da thay đổi. 

Bệnh không lây nhiễm, không nguy hiểm đến sức khỏe nhưng có thể gây ra cảm giác khó chịu cho người mắc. 

Phân loại bệnh viêm da tiếp xúc 

Dựa vào quá trình sinh lý bệnh, viêm da tiếp xúc được chia thành hai loại sau: 

Viêm da tiếp xúc kích ứng 

Gây nên các tổn thương trên da ngay sau khi va chạm, thời gian tiếp xúc càng lâu thì phản ứng sẽ càng tồi tệ. Dễ làm cho da bị bỏng và thường gây đau hơn tình trạng ngứa đơn thuần. Triệu chứng phát ban thường xuất hiện trong vài phút hoặc vài giờ sau khi tiếp xúc với chất gây kích ứng. Các triệu chứng của viêm da tiếp xúc kích ứng có thể bao gồm: bỏng rát, ngứa, cảm giác châm chích, đau. Viêm da tiếp xúc kích ứng chiếm khoảng 80% trong tổng số bệnh viêm da tiếp xúc. 

Da bị nổi ban đỏ sau khoảng vài phút tiếp xúc với chất gây kích ứng

Da bị nổi ban đỏ sau khoảng vài phút tiếp xúc với chất gây kích ứng

Nếu bạn đang bị viêm da tiếp xúc, hãy gọi ngay tới số hotline 0916.755.060 / 0916.757.545 để được tư vấn giải pháp phù hợp

ĐT. 060.gif

Viêm da tiếp xúc dị ứng 

Là tình trạng có liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể. Khi đó, hệ miễn dịch nhầm tưởng bạn đang bị tấn công khi da tiếp xúc vào một vật nào đó và kích thích hoạt động đáp ứng miễn dịch. Cơ thể sẽ sản sinh kháng thể để chống lại kẻ lạ xâm nhập, đồng thời kéo theo các chuỗi phản ứng giải phóng chất trung gian hóa học gây viêm. Do đó, xuất hiện các triệu chứng ngứa, nổi ban ngoài da. Đây là tình trạng khá phổ biến và gây ảnh hưởng đến gần 20% trên đối tượng trẻ em. 

Tuy nhiên, trong lần đầu tiên tiếp xúc với chất gây dị ứng thường sẽ không bị phát ban. Dấu hiệu phát ban hay xuất hiện vào các lần tiếp xúc tiếp theo, khi đã tạo ra trí nhớ miễn dịch với chất gây dị ứng trước đó. Viêm da tiếp xúc dị ứng thường xuất hiện các triệu chứng dễ nhận thấy như: ngứa, đỏ, da khô, có vảy, sưng, mụn nước. Các triệu chứng thường xuất hiện từ 24 đến 72 giờ sau khi tiếp xúc với chất dị ứng và đạt đỉnh điểm sau khoảng 72 đến 96 giờ. Tiến độ cải thiện của viêm da dị ứng chậm hơn so với viêm da kích ứng và gây tái phát nhanh hơn khi tiếp xúc lại với tác nhân dị ứng. 

>> Xem thêm: Bệnh viêm da tiếp xúc bội nhiễm và những điều cần biết

Nguyên nhân nào gây ra bệnh viêm da tiếp xúc? 

Mỗi một loại viêm da tiếp xúc sẽ có nguyên nhân khác nhau, cụ thể:

Viêm da tiếp xúc kích ứng

Những chất có thể là nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc kích ứng, bao gồm:

  • Chất tẩy rửa mạnh. 
  • Acid. 
  • Nước tẩy sơn móng tay. 
  • Nhựa, epoxy và chất dẻo. 
  • Sơn vecni. 
  • Chất dịch cơ thể: nước bọt, nước tiêu, chất dịch khác. 

Người mắc bệnh chàm da thường có nguy cơ cao bị viêm da tiếp xúc dị ứng hơn người bình thường. Những người làm công việc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, thợ máy, nhân viên y tế hoặc nhà tạo mẫu tóc cũng là đối tượng có nguy cơ cao bị viêm da tiếp xúc kích ứng. 

Acid là những chất gây kích ứng da phổ biến mà chúng ta cần lưu ý khi sử dụng

Acid là những chất gây kích ứng da phổ biến mà chúng ta cần lưu ý khi sử dụng

Viêm da tiếp xúc dị ứng

Một số chất dễ gây dị ứng khi tiếp xúc với da như:

  • Thuốc ép, thuốc nhuộm tóc (có chứa paraphenylenediamine - PPD). 
  • Cây sồi độc, cây thường xuân độc hoặc cây sơn độc. 
  • Kim loại Niken (thường thấy ở khóa thắt lưng, đồ trang sức).
  • Cao su latex.
  • Chất làm thơm trong các hóa mỹ phẩm dùng hàng ngày (dầu gội, xà phòng, kem dưỡng da, mỹ phẩm, nước hoa).
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể bị dị ứng với một số thành phần có trong các thuốc bôi ngoài da. 

Nếu bạn đang bị viêm da tiếp xúc, hãy gọi ngay tới số hotline 0916.755.060 / 0916.757.545 để được tư vấn giải pháp phù hợp

ĐT. 060.gif

Các phương pháp điều trị bệnh viêm da tiếp xúc 

Phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc nhằm mục đích giảm các triệu chứng, hồi phục da. Đặc biệt là bạn cần tìm ra tác nhân gây bệnh và tránh tiếp xúc với nó. Bạn có thể sử dụng thuốc Tây y, mẹo dân gian hoặc lựa chọn kem làm sạch da giúp giảm ngứa, viêm. 

Thuốc Tây y 

  • Bôi kem hydrocortisone: Có tác dụng giảm viêm, ngứa. Chỉ nên sử dụng sản phẩm trên diện hẹp và không sử dụng ở những vùng da mỏng như mặt, các vùng kẽ, bộ phận sinh dục. 
  • Uống corticosteroid toàn thân: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc corticoid đường uống trong trường hợp bệnh nặng. 
  • Uống thuốc kháng histamin: Dùng để kiểm soát ngứa trong các trường hợp dị ứng. 
  • Thuốc ức chế miễn dịch Calcineurin: Ức chế hệ miễn dịch giúp giảm tình trạng viêm, ngứa trên da. Thuốc được ưu tiên dùng trong các trường hợp không sử dụng được corticoid. 

Các mẹo dân gian giúp cải thiện triệu chứng bệnh viêm da tiếp xúc

Có khá nhiều phương pháp dân gian có thể giúp chúng ta đối phó với viêm da tiếp xúc, đó là:

Sử dụng lá trầu không 

Trong lá trầu không chứa Eugenol có tác dụng kháng khuẩn tốt giúp làm giảm nguy cơ bội nhiễm. Ngoài ra, các thành phần catalase, polyphenol, superoxide effutase trong lá trầu không còn có tác dụng kích thích quá trình tái tạo tế bào, hỗ trợ quá trình phục hồi da. 

Cách sử dụng: Rửa sạch rồi đem đi vò nát 1 nắm lá trầu không. Sau đó đun sôi với 2 lít nước trong khoảng 10 phút. Đợi nguội rồi dùng nước lá trầu không ngâm, rửa vùng da bị tổn thương.

Dân gian đã sử dụng lá trầu không như một mẹo chữa viêm da tiếp xúc

Dân gian đã sử dụng lá trầu không như một mẹo chữa viêm da tiếp xúc

Sử dụng gel nha đam 

Gel nha đam có tác dụng làm mát, chống oxy hóa, làm chậm tốc độ lão hóa trên vùng da tổn thương. Đắp gel nha đam giúp giảm viêm, ngứa và tăng cường chức năng hàng rào bảo vệ da. 

Cách sử dụng: Nha đam đem rửa sạch, loại bỏ phần vỏ bên ngoài và lấy phần gel trắng bên trong. Thoa gel lên vùng da nổi ban, ngứa, để khoảng 15 phút. Sau đó rửa sạch da bằng nước ấm.

>> Xem thêm: Mắc bệnh viêm da tiếp xúc cần kiêng gì – Những vấn đề cần tránh

Kem Eczestop giúp kiểm soát tốt tình trạng viêm da tiếp xúc 

Hiện tại, người dùng đang có xu hướng sử dụng các chế phẩm có nguồn gốc thiên nhiên trong việc kiểm soát triệu chứng ngứa, viêm, nổi ban đỏ, mụn nước trên da. Ưu điểm của phương pháp này là lành tính, có độ an toàn cao và hạn chế các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc tây y lâu dài hay trên các vết thương hở hoặc vùng da mỏng. 

Trong các chế phẩm kem làm sạch da thiên nhiên thường có chứa các thành phần hoạt chất kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch cho da như:
Kẽm salicylate: Có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, giúp tăng cường miễn dịch cho da. Trong các tài liệu khoa học cũng chỉ ra rằng, kẽm là một thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành, phát triển lá chắn bảo vệ cho da. Ngoài ra, kẽm còn giúp tổng hợp hormone tăng trưởng, nâng cao khả năng miễn dịch và chống nhiễm khuẩn hiệu quả. 

Chitosan: Đem lại hiệu quả trong quá trình tái tạo biểu mô da giúp rút ngắn thời gian chữa lành vết thương. Nghiên cứu năm 2010 đã khẳng định rằng, chitosan có tác dụng chống viêm và đem lại lợi thế tổng thể trong thời gian đầu chữa lành vết thương.

Chitosan được nghiên cứu là có tác dụng giảm tế bào viêm trong ngày thứ 2,4 khi sử dụng trên da

Chitosan được nghiên cứu là có tác dụng giảm tế bào viêm trong ngày thứ 2,4 khi sử dụng trên da

Bên cạnh đó, các thảo dược thiên nhiên đã được nghiên cứu ứng dụng trong các kem làm sạch da dễ nhận thấy như:

Chiết xuất vỏ Núc Nác: Được nghiên cứu là chất hữu ích giúp giảm các triệu chứng dị ứng và tăng sức đề kháng cho da. Trong nghiên cứu khoa học năm 2019, các hỗn hợp flavonoid trong vỏ Núc Nác cũng được chứng minh là có tác dụng kháng khuẩn, chống oxy hóa hiệu quả. 

Dầu dừa nguyên chất: Có chứa các enzym, acid đem lại hiệu quả trong việc chống viêm, diệt khuẩn. Trong tinh chất dầu dừa còn có chứa các vitamin giúp da khỏe mạnh, tăng tái tạo da, ngăn ngừa lão hóa. Dầu dừa còn có tác dụng dưỡng ẩm và làm sạch bề mặt da hiệu quả. 

Eczestop là giải pháp toàn diện cho người bị viêm da tiếp xúc

Eczestop là giải pháp toàn diện cho người bị viêm da tiếp xúc

Mua hang.gif

Kem làm sạch da Eczestop là sản phẩm có chứa các thành phần như: Kẽm salicylate, Nano bạc, Chitosan, chiết xuất vỏ Núc Nác, dịch chiết hạt Neem, dầu Dừa đem lại hiệu quả tốt trong việc cải thiện các triệu chứng viêm, ngứa, bong vảy và ngăn ngừa bội nhiễm trên da. Eczestop còn giúp làm mềm, dưỡng ẩm, tăng cường sức khỏe làn da, giảm các phản ứng kích ứng khi bị phơi nhiễm lại. Kem làm sạch da Eczestop không gây tác dụng phụ như khi sử dụng một số thuốc tây y và không gây kích ứng trên da. 

Cùng xem chuyên gia đề cập đến thành phần và công dụng của sản phẩm trong quá trình điều trị bệnh viêm da trong video dưới đây:

Đặc biệt, sản phẩm Eczestop - Hết ngứa, sạch eczema lại không teo da còn được vinh danh thuộc “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt Nhất cho Gia đình, trẻ em” được tổ chức bởi báo Lao Động Xã Hội.

Nếu bạn đang bị viêm da tiếp xúc, hãy gọi ngay tới số hotline 0916.755.060 / 0916.757.545 để được tư vấn giải pháp phù hợp

ĐT. 060.gif

Phương pháp giúp phòng ngừa bệnh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc xảy ra khi da bạn chạm hoặc có phản ứng với tác nhân gây dị ứng. Chính vì vậy, cách tốt nhất để phòng ngừa là bạn cần biết và tránh xa tác nhân gây kích ứng hoặc dị ứng. Trong trường hợp phát hiện bạn đang tiếp xúc nó thì hãy rửa sạch vùng da tiếp xúc càng sớm càng tốt. Điều này giúp làm giảm các phản ứng trên da bạn. 

Bên cạnh đó, các biện pháp dưới đây cũng góp phần giúp phòng ngừa viêm da tiếp xúc:

  • Sử dụng các loại mỹ phẩm, hóa mỹ phẩm dùng hàng ngày không có chứa chất thơm, mềm dịu với làn da. 
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm thường xuyên giúp giữ ẩm cho da và làm lớp da ngoài thêm chắc khỏe. 
  • Khi sử dụng các chất dễ gây kích ứng hoặc dị ứng, hãy bảo vệ da của bạn bằng cách sử dụng đồ bảo hộ như: mặc quần áo dài tay khi gần cây cối; đeo găng tay, kính bảo hộ khi sử dụng chất tẩy rửa mạnh. 
  • Test thử trước các sản phẩm mới trên vùng da nhỏ ở cổ tay trước khi quyết định sử dụng. 

Sử dụng đồ bảo hộ khi tiếp xúc với các chất có nguy cơ gây kích ứng để bảo vệ da của bạn

Sử dụng đồ bảo hộ khi tiếp xúc với các chất có nguy cơ gây kích ứng để bảo vệ da của bạn

>> Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Bệnh viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi. Click ngay

Các câu hỏi thường gặp liên quan 

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh viêm da tiếp xúc?

Để chẩn đoán viêm da tiếp xúc, bác sĩ sẽ xem xét các tổn thương trên da, hỏi những câu hỏi liên quan đến nghề nghiệp, sở thích hay các thuốc mà bạn đang sử dụng. 

Bác sĩ có thể tiến hành làm xét nghiệm để xác định tác nhân gây dị ứng. Xét nghiệm miếng dán được coi là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán viêm da tiếp xúc dị ứng. Các chất trong bộ kiểm tra miếng dán bao gồm: kim loại niken, da, cao su,  formaldehyde, hương thơm, lanolin, đồ vệ sinh cá nhân, thuốc, thuốc nhuộm tóc, dược phẩm, đồ uống, thực phẩm, chất bảo quản và các chất phụ gia khác. 

Viêm da tiếp xúc có gây ra biến chứng nào không? 

Các triệu chứng của viêm da tiếp xúc dễ khiến người mắc phải gãi ngứa liên tục. Điều này có thể gây khởi phát chu trình ngứa - gãi của bệnh viêm da thần kinh. Ngoài ra, nếu không kiểm soát tốt tình trạng gãi có thể gây ra các vết xước, loét trên da. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và gây ra tình trạng bội nhiễm. Các tổn thương sâu sau khi bội nhiễm có thể để lại sẹo vĩnh viễn, tăng sắc tố da. 

Viêm da tiếp xúc là phản ứng sinh lý của cơ thể khi tiếp xúc với chất gây kích ứng hoặc dị ứng. Điều quan trọng trong điều trị và phòng ngừa viêm da tiếp xúc là xác định được tác nhân gây bệnh và tránh tiếp xúc với nó. Các thuốc tây y, mẹo dân gian có thể làm giảm triệu chứng viêm da tiếp xúc. Bạn cũng có thể lựa chọn kem làm sạch da Eczestop để kiểm soát các triệu chứng và hỗ trợ làm lành da sau tổn thương. 

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp, đừng chần chừ mà hãy liên lạc ngay đến số điện thoại 0916.755.060/0916.757.545 để nhận được sự hỗ trợ từ các chuyên gia. 

* Eczestop có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. 

 

Nguồn tham khảo:

https://www.webmd.com/skin-problems-and-treatments/contact-dermatitis 

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/books/NBK459230/ 

https://nationaleczema.org/eczema/types-of-eczema/contact-dermatitis/

Kem-lam-sach-da-Eczestop.webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  •  Cách điều trị viêm da dị ứng tại nhà vô cùng đơn giản mà hiệu quả
    Cách điều trị viêm da dị ứng tại nhà vô cùng đơn giản mà hiệu quả

    Viêm da dị ứng là căn bệnh ngoài da dễ tái phát và gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh. Việc điều trị viêm da dị ứng không phải quá khó khăn, tuy nhiên, phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân, tình trạng bệnh và đòi hỏi sự phối hợp tích cực từ người mắc. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra cách trị viêm da dị ứng đơn giản, bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.

  •      Bệnh viêm da cơ địa là gì và cách điều trị
    Bệnh viêm da cơ địa là gì và cách điều trị

    Viêm da cơ địa là gì và có cách nào để điều trị viêm da cơ địa không,… là băn khoăn của rất nhiều người. Bởi đây là bệnh ngoài da, có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người mắc, mặc dù bệnh không đe dọa tính mạng. Để hiểu hơn về bệnh lý này, mời bạn hãy dành vài phút đọc ngay bài viết nhé!

  •  3 mẹo chữa viêm da cơ địa ngay tại nhà từ những nguyên liệu đơn giản
    3 mẹo chữa viêm da cơ địa ngay tại nhà từ những nguyên liệu đơn giản

    Tác giả: Phương Thảo

  • 3 thể bệnh thường gặp nhất của bệnh eczema
    3 thể bệnh thường gặp nhất của bệnh eczema

    Bệnh eczema là bệnh lý da liễu ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Theo thống kê tại Hoa Kỳ, hơn 30 triệu người ở quốc gia này mắc bệnh eczema. Eczema có rất nhiều thể bệnh, mỗi thể bệnh có các đặc trưng riêng. Dưới đây là 3 thể bệnh thường gặp nhất trong các bệnh eczema.