Chàm môi là một dạng của bệnh chàm. Nguyên nhân, triệu chứng bệnh chàm môi và cách chữa trị như thế nào để hiệu quả? Đây là thắc mắc của nhiều người bị bệnh lý này. Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng chính vị trí xuất hiện ở môi khiến nhiều người bệnh vô cùng mặc cảm, tự ti, thậm chí mắc “trầm cảm”.
Bệnh chàm môi và cách chữa trị
Bệnh chàm môi là gì?
Bệnh chàm môi, còn gọi là viêm da môi hay viêm môi. Bệnh biểu hiện bởi các triệu chứng như: Môi đỏ, khô, nứt nẻ và ngứa.
Thông thường, chàm môi thường xuất hiện ở quanh môi và dọc theo viền môi. Bệnh có các biểu hiện tương tự với bệnh chàm nói chung, qua hai giai đoạn chính:
- Giai đoạn đầu: Môi có hiện tượng khô, da bị bong tróc thành từng mảng. Người bệnh có cảm giác đau và rất ngứa, ảnh hưởng đến sinh hoạt ăn uống. Một lưu ý đó là triệu chứng ở trong giai đoạn đầu này giống với hiện tượng môi khô nứt nẻ mùa đông nên nhiều bạn chủ quan.
- Giai đoạn mạn tính: Chàm lan ra cả mép, xuất hiện vết lở, đôi khi kèm theo mụn nước mọc xung quanh miệng, môi khô, nứt nẻ thậm chí chảy máu, gây khó khăn trong sinh hoạt và giao tiếp.
Nguyên nhân gây bệnh chàm môi
Bệnh chàm môi thường xuất hiện do 2 nguyên nhân chính:
1. Yếu tố bên trong
- Di truyền: Nếu trong gia đình có người mắc bệnh chàm, dị ứng, hen suyễn, bạn cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh chàm môi.
- Cơ địa bị dị ứng
- Căng thẳng kéo dài
- Mắc các rối loạn thần kinh, rối loạn tiêu hóa, rối loạn nội tiết, rối loạn trao đổi chất
2. Yếu tố bên ngoài
- Môi tiếp xúc với hóa chất như mực phun xăm, dầu gội, chất tẩy rửa; chất gây dị ứng từ côn trùng, sâu bọ
- Thay đổi thời tiết đột ngột
Bệnh chàm môi có thể di truyền
Điều trị bệnh chàm môi như thế nào?
Bệnh chàm môi nói riêng và bệnh chàm nói chung vẫn chưa có cách chữa trị triệt để hoàn toàn. Mục tiêu chữa chàm môi đó là cải thiện triệu chứng và hạn chế bệnh bùng phát. Các phương pháp điều trị bao gồm:
- Corticoid
Corticoid được coi là thuốc đầu tay trong điều trị bệnh chàm, chàm môi. Kem bôi hydrocortisone 1% là một loại corticoid hiệu lực nhẹ, hay được sử dụng trên lâm sàng để giúp giảm các triệu chứng đỏ, ngứa, viêm của chàm môi. Trong trường hợp bệnh chàm môi bùng phát nặng, bác sĩ có thể sẽ kê cho người bệnh thuốc corticoid đường uống. Tuy nhiên, corticoid lại là con dao hai lưỡi khi người bệnh không biết cách sử dụng. Tác dụng phụ của dạng thuốc bôi là gây teo da, mỏng da, mụn trứng cá đỏ. Đối với dạng uống, khi dùng quá liều hoặc lạm dụng có thể gây biến chứng nguy hiểm trên tuyến thượng thận, xương và hệ tiêu hóa. Bởi vậy, hãy hỏi ý kiến của các chuyên gia da liễu khi muốn dùng corticoid để đảm bảo an toàn bạn nhé!
- Thuốc kháng histamine
Thuốc kháng histamine dạng bôi ngoài hoặc uống sẽ giúp giảm ngứa cho người bị chàm môi. Vì khi ngứa, người bệnh thường sẽ có phản xạ gãi. Mà khi gãi có thể gây nhiễm trùng, khiến bệnh chàm môi nặng hơn. Bởi vậy, làm dịu cơn ngứa là một mục tiêu điều trị bệnh chàm môi.
- Thuốc kháng sinh
Được sử dụng để điều trị bệnh chàm môi có dấu hiệu nhiễm trùng như sốt cao, mệt mỏi, vùng da môi rỉ dịch có màu.
- Kem dưỡng ẩm
Bệnh chàm môi thường gây khô da, nứt nẻ. Hơn nữa, da khô là một trong những yếu tố khiến bệnh chàm môi bùng phát, bởi vậy, nguyên tắc quan trọng trong điều trị bệnh chàm môi đó là dưỡng ẩm. Một số loại dưỡng ẩm đơn giản nhất là dầu dừa, vaseline.
Ngoài việc sử dụng thuốc và kem dưỡng ẩm, người mắc chàm môi nên chú ý một số điều sau đây:
- Không liếm môi
- Nên uống nhiều nước mỗi ngày để môi duy trì được độ ẩm cần thiết và cơ thể thải độc tốt hơn
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
- Nên ăn nhiều các loại rau xanh, trái cây để cung cấp đủ vitamin cho cơ thể
- Xác định và tránh các thực phẩm có thể khiến bệnh chàm môi bùng phát. Một số loại thực phẩm hay gây dị ứng như hải sản, côn trùng.
- Hạn chế cười đùa, nói chuyện trong giai đoạn bệnh bùng phát vì có thể làm các vết nứt sâu và rộng hơn
- Hạn chế đồ ăn cay, nóng, nhiều gia vị
>>>Xem thêm: Dấu hiệu giúp bạn nhận biết bệnh chàm môi
Giải pháp an toàn từ thảo dược giúp cải thiện chàm môi
Qua những thông tin bên trên, các bạn biết được nguyên nhân, biểu hiện bệnh chàm môi và cách chữa trị. Do môi là vị trí nhạy cảm trên khuôn mặt, nên việc dùng thuốc phải rất thận trọng.
Chàm môi rất hay tái phát, bởi vậy người mắc cần tìm được cho mình một giải pháp an toàn, hiệu quả. Một trong những sản phẩm được nhiều người bị bệnh chàm sử dụng có hiệu quả là kem bôi thảo dược Eczestop. Sản phẩm này là một công thức chuyên biệt cho tình trạng chàm da nói chung và chàm môi nói riêng, giúp giảm dị ứng, bớt ngứa ngáy, cải thiện tình trạng tổn thương da thông qua tác dụng của kẽm salicylate, nano bạc, dịch chiết neem và chiết xuất vỏ núc nác. Đồng thời sản phẩm cũng giúp dưỡng ẩm, làm sạch da và tăng cường sức khỏe của làn da nhờ có dầu dừa, chitosan. Sản phẩm này có thành phần từ thiên nhiên nên rất an toàn khi sử dụng, nhất là với vùng nhạy cảm như môi.
Kem bôi Eczestop giúp cải thiện chàm môi
Cảm nhận của khách hàng
Tình trạng viêm da cơ địa của chị Hân đã được cải thiện đáng kể chỉ sau 2 - 3 tuần dùng Eczestop. Xem chi tiết chia sẻ của chị Hân TẠI ĐÂY
Mời các bạn cùng xem thêm những người bị chàm khác chia sẻ bí quyết cải thiện chàm nhờ kem bôi Eczestop TẠI ĐÂY!
Tư vấn của chuyên gia
Chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn về vấn đề bệnh chàm môi nên bôi thuốc gì trong video dưới đây:
Xem thêm đánh giá của chuyên gia về 4 hiệu quả của Eczestop trong hỗ trợ điều trị bệnh chàm
Bài viết đã giúp các bạn hiểu được về những kiến thức cơ bản về bệnh chàm môi và cách chữa trị. Chàm môi thường mạn tính, vì thế bạn cần có biện pháp kiểm soát bệnh lâu dài, an toàn và hiệu quả. Trong đó, sử dụng Eczestop hàng ngày là một gợi ý hay cho bạn.
Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh chàm môi và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất xin vui lòng liên hệ hotline: 0916.755.060 – 0916.757.545
Dược sĩ Đoàn Thu