Da bị bong tróc, có đóng vảy, khô do bệnh viêm da tiếp xúc cần kiêng gì?

Da bị bong tróc, có đóng vảy, khô là hiện tượng thường gặp với bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc. Vậy câu hỏi đặt ra là: Bị bệnh viêm da tiếp xúc cần kiêng gì để giảm bớt những triệu chứng trên hiệu quả, giúp bệnh nhân bớt ngứa ngáy, khó chịu cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống? Bài viết này có câu trả lời cho bạn. Hãy đọc ngay!

Viêm da tiếp xúc là gì?

Viêm da tiếp xúc là một dạng kích ứng da tương đối phổ biến. Bệnh không làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng sẽ gây phát ban trên vùng da có tiếp xúc kèm theo ngứa ngáy, rất khó chịu. Viêm da tiếp xúc bùng phát do tiếp xúc với các tác nhân kích ứng từ bên ngoài, thường gặp nhất là hóa mỹ phẩm hoặc các loại cây độc, lông sâu bọ. Bệnh thường không tái phát nếu dừng tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng. Viêm da tiếp xúc không lây truyền và nguyên nhân gây kích ứng ở mỗi người thường khác nhau. Có 2 loại viêm da tiếp xúc chính, đó là:

- Viêm da tiếp xúc kích ứng: Là loại thường xuyên xảy ra khi da chạm vào hóa chất hoặc trải qua quá trình ma sát.

- Viêm da tiếp xúc dị ứng: Là phản ứng của hệ thống miễn dịch khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Loại viêm da này ít phổ biến hơn.

Viêm da tiếp xúc khiến bệnh nhân ngứa ngáy khó chịu

Viêm da tiếp xúc khiến bệnh nhân ngứa ngáy khó chịu

Viêm da tiếp xúc nếu không được điều trị sớm và đúng cách, tình trạng ngứa sẽ ngày càng nghiêm trọng. Phản ứng ngứa – gãi gây tổn thương da, dễ làm nhiễm khuẩn, mưng mủ, bội nhiễm. Tình trạng viêm da tiếp xúc bội nhiễm rất khó điều trị. Sau điều trị thường để lại sẹo hoặc vùng da đổi màu vĩnh viễn.

>>> Xem thêm: 10 nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc phổ biến nhất

Vì sao bệnh viêm da tiếp xúc khiến da bị bong tróc, đóng vảy?

Khi tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng như: Nước tẩy rửa, hóa chất, găng tay cao su, kim loại nặng, ánh nắng,… sẽ dẫn đến các phản ứng dị ứng, khiến tế bào da bị tổn thương, có thể kết thúc chu kỳ sống sớm hơn bình thường. Lớp tế bào sừng bên ngoài da (nhất là da tay) do ngâm phải chất tẩy rửa hoặc ngâm nước quá lâu sẽ bong tróc, trong khi lớp da non bên trong chưa kịp phát triển thì lại tiếp xúc chất hóa học lần thứ 2. 

Viêm da tiếp xúc có thể khiến da bong tróc, đóng vảy

Viêm da tiếp xúc có thể khiến da bong tróc, đóng vảy

Cứ thế, da cứ bong tróc lần này đến lần khác, lâu ngày càng trở nặng gây cảm giác ngứa ngáy, đau rát cực kỳ khó chịu. Tình trạng này khiến người mắc lo ngại và mất tự tin khi nhìn thấy lớp da tay bong tróc, làn da trở nên sần sùi, thô ráp, gây không ít khó khăn trong cuộc sống hàng ngày.

>>> Xem thêm: Làm sao biết mình đã bị viêm da tiếp xúc?

Viêm da tiếp xúc cần kiêng gì?

Da bị bong tróc, có đóng vảy, khô do viêm da tiếp xúc cần kiêng gì là câu hỏi mà nhiều người mắc căn bệnh này thắc mắc. Để tránh các triệu chứng trở nên nặng hơn, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

* Không lột da mà để nó tự tróc: Nếu bạn cố gắng bóc lớp da chết có thể gây chảy máu hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn.

* Tránh tiếp xúc với các loại hóa chất: Vì chúng có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc. Với những người có cơ địa nhạy cảm, dễ bị kích ứng, nếu tiếp xúc nhiều với các loại hóa chất sẽ khiến cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, hay tái phát nhiều lần. Dưới đây là một số hóa chất dạng lỏng hoặc bay hơi rất dễ ảnh hưởng đến làn da:

- Dung dịch vệ sinh và chất tẩy rửa: Nước rửa bát, bột giặt, nước lau nhà,…

- Các loại mỹ phẩm: Thuốc nhuộm tóc, nước hoa, keo xịt tóc,…

Người bị viêm da tiếp xúc nên “tránh xa” nước hoa

Người bị viêm da tiếp xúc nên “tránh xa” nước hoa 

- Hóa chất công nghiệp hoặc vật liệu dùng trong xây dựng: Xăng, dầu, sơn, vôi, cao su, xi măng,…

Khi bắt buộc phải sử dụng đến hóa chất, tốt nhất bạn cần phải có đồ bảo hộ, tránh tiếp xúc trực tiếp.

* Tránh tiếp xúc với không khí lạnh, khô: Thời tiết lạnh và khô có tác động không tốt đến làn da. Nó khiến làn da bị mất đi độ ẩm cần thiết, gây khô và bong tróc, làm gia tăng tình trạng ngứa ngáy. Vậy nên, nếu mắc viêm da tiếp xúc, bạn có thể xem xét dùng các loại máy tạo độ ẩm khi thời tiết hanh khô để cải thiện tình trạng bệnh.

* Hạn chế tiếp xúc ánh nắng mặt trời: Khi gặp ánh nắng mặt trời, tình trạng ngứa ngáy và khó chịu của người mắc bệnh viêm da tiếp xúc thường tăng cao. Bởi khi nắng nóng, cơ thể đổ nhiều mồ hôi, da người bệnh luôn ở trong tình trạng ẩm ướt cũng sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu.

* Stress cũng là một trong những nhân tố có tác động xấu đến tình trạng của người bị viêm da tiếp xúc. Cơ thể khi căng thẳng sẽ tiết ra nhiều chất gây kích ứng da, khiến bệnh kéo dài và khó chữa. Do vậy người bị viêm da tiếp xúc cần giữ một tinh thần thoải mái, tránh tình trạng stress kéo dài.

* Tránh xa bụi bẩn và các kích ứng nhỏ: Người bị viêm da tiếp xúc thường nhạy cảm hơn bình thường nên rất dễ kích ứng dưới những tác nhân xuất hiện trong đời sống của chúng ta như: Lông động vật, nấm mốc, phấn hoa,… Chúng có thể gây nên tình trạng ngứa da, đôi khi là viêm da và ửng đỏ kéo dài.

* Thực phẩm: Người bị viêm da tiếp xúc nên tránh các loại thực phẩm dễ gây dị ứng bởi chúng khiến cho tình trạng nặng hơn. Cụ thể:

- Các loại thủy hải sản: Tôm, cua, mực,… 

 Thủy hải sản có thể là nguyên nhân gây khởi phát viêm da tiếp xúc

Thủy hải sản có thể là nguyên nhân gây khởi phát viêm da tiếp xúc

- Không ăn thịt gà bởi nó có tính nóng, hàm lượng đạm cao nên dễ gây dị ứng, mẩn ngứa.

- Trong thịt bò có chứa nhiều protein mà người bệnh không nên sử dụng, nó sẽ khiến tình trạng viêm trở nên trầm trọng hơn.

- Các loại thực phẩm muối chua khi chế biến không kỹ dễ bị nhiễm khuẩn, làm ảnh hưởng đến quá trình đào thải độc tố của gan.

- Rượu, bia cũng là thức uống mà người bệnh nên tránh xa. Bởi loại đồ uống này chứa nhiều ethanol, dễ gây mẩn ngứa, khó chịu, khiến gan phải tăng cường hoạt động để đẩy chất này ra ngoài. Bên cạnh đó, việc sử dụng rượu, bia còn gây ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch, khiến tình trạng da trở nên tồi tệ hơn.

- Các loại thức ăn đóng hộp, có chứa gia vị cay nóng cũng ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe làn da.

* Các loại quần áo, vật dụng dễ gây kích ứng: Khi bị viêm da tiếp xúc, người bệnh không nên sử dụng các loại quần áo, vật dụng dễ gây ngứa. Chẳng hạn như quần áo từ len sợi tổng hợp hoặc các loại vật dụng có bề mặt kim loại cũng có thể khiến tình trạng kích ứng da nghiêm trọng hơn.

>>> Xem thêm: Hằng ngày ôm điện thoại di động mà không biết đó là tác nhân gây viêm da tiếp xúc.

Vì sao Eczestop giúp cải thiện da bị bong tróc, có đóng vảy, khô do viêm da tiếp xúc?

Bên cạnh việc tránh xa các tác nhân gây kích ứng, xu hướng hiện nay được nhiều người tin tưởng đó là sử dụng sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên để nuôi dưỡng, giúp làn da được khỏe mạnh, làm giảm triệu chứng ngứa, cải thiện hiện tượng da bị bong tróc, đóng vảy do bệnh viêm da tiếp xúc. Điển hình như kem làm sạch da Eczestop.

dat-mua-ngay

Eczestop là sản phẩm được chiết xuất từ tự nhiên với công thức bào chế chuyên biệt, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm da tiếp xúc, nâng cao chất lượng cuộc sống. Eczestop có chứa:

- Kẽm salicylate: Trong một nghiên cứu năm 1999 được công bố trên tạp chí chuyên ngành, 73% số người bị viêm da tiếp xúc tham gia đã cải thiện được triệu chứng bệnh nhờ bổ sung 60mg kẽm/ngày và trong vòng 1 tháng. Một bài báo trước đây được công bố trên Tạp chí Da liễu của Anh năm 1981 cũng đưa ra kết luận tương tự. Bài báo mô tả nghiên cứu trường hợp của một phụ nữ lớn tuổi bị viêm da tiếp xúc nặng. Các nhà nghiên cứu đã mô tả chi tiết mối liên hệ giữa bệnh viêm da tiếp xúc và nồng độ kẽm thấp trong huyết tương. Sau khi bổ sung kẽm đường uống, bệnh viêm da tiếp xúc đã được cải thiện. Kẽm salicylate là một muối của kẽm và acid salicylic. Kẽm giúp tăng tái tạo biểu mô, giảm ngứa, nhanh lành tổn thương. Ion kẽm làm giảm tình trạng viêm nhiễm, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, chống vi sinh rất hiệu quả. Acid salicylic có tác dụng làm mềm và bong tróc lớp sừng da. 

- Dầu dừa: Chứa các vitamin, acid hữu cơ, enzym và chất béo. Cho tác dụng diệt khuẩn, chống viêm, dưỡng ẩm, ngăn ngừa lão hóa, nuôi dưỡng giúp làm da khỏe mạnh.

- Chitosan: Có tác dụng dưỡng ẩm, chống oxy hóa, chống viêm, ức chế sự chết của tế bào, tăng tái tạo da và làm lành vết thương, kháng khuẩn, tránh nhiễm trùng.

- Nano bạc: Chống viêm và khả năng sát khuẩn mạnh.

- Tinh dầu hạt neem: Sát khuẩn, chống viêm và làm sạch da.

- Chiết xuất vỏ núc nác: Giảm dị ứng, giảm ngứa, kháng viêm, tăng sức đề kháng.

Như vậy, kem thảo dược Eczestop mang đến tác động: Vừa giảm viêm, giảm ngứa, kháng khuẩn, vừa giúp phục hồi tổn thương, tăng tái tạo da, tăng cường sức khỏe làn da, hạn chế tình trạng da bị bong tróc, đóng vảy, hỗ trợ điều trị viêm da tiếp xúc hiệu quả.

Rất nhiều khách hàng đã sử dụng Eczestop chia sẻ tình trạng sức khỏe cải thiện rõ rệt qua 3 giai đoạn:

- Sau 2 - 3 tuần: Các triệu chứng bắt đầu cải thiện, da mịn, đỡ ngứa hơn.

- Sau 1 - 3 tháng: Giảm rõ rệt triệu chứng ngứa, da mềm mại, sáng hơn, bớt bong tróc, mụn nước đã đỡ hẳn, ngủ ngon hơn, tinh thần phấn chấn,…

- Sau 3 - 6 tháng: Da đã lành lại, mịn, đều màu, không thấy tình trạng viêm da cơ địa tái phát. Nên dùng thường xuyên để phòng ngừa biến chứng, tăng cường sức khỏe làn da.

CẢM NHẬN CỦA NGƯỜI DÙNG

Eczestop đã đem lại hy vọng cải thiện bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhiều người mắc viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa. Điển hình như trường hợp của chị Thương (Vĩnh Phúc) mắc viêm da cơ địa lâu năm, đã từng “khổ sở” vì căn bệnh này. Nhưng nhờ Eczestop, chị đã có thể đẩy lùi viêm da cơ địa chỉ sau 1 tháng! Xem chi tiết TẠI ĐÂY.

>>>Xem thêm: 3 mẹ con chị Nhung chiến thắng bệnh ECZEMA chỉ sau 2 tháng.

Ý KIẾN CỦA CHUYÊN GIA

Hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc hiệu quả bằng kem bôi Eczestop. Bạn hãy lắng nghe tư vấn của chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh trong video dưới đây:

>>>Xem thêm: Bị viêm da tiếp xúc dị ứng thì nên làm gì? Chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh tư vấn TẠI ĐÂY

Nếu da bạn bị bong tróc, đóng vảy do bệnh viêm da tiếp xúc, bạn nên tránh xa các tác nhân gây kích ứng. Bên cạnh đó, đừng quên kết hợp dùng kem bôi Eczestop lên vùng da bị bệnh để giảm triệu chứng ngứa, phát ban, bong tróc trên da, bạn nhé!

Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh viêm da tiếp xúc và đặt mua sản phẩm Eczestop chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ hotline: 0916.755.060 – 0916.757.545

Dược sĩ Đoàn Thu

Kem-lam-sach-da-Eczestop.webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  •  Cách điều trị viêm da dị ứng tại nhà vô cùng đơn giản mà hiệu quả
    Cách điều trị viêm da dị ứng tại nhà vô cùng đơn giản mà hiệu quả

    Viêm da dị ứng là căn bệnh ngoài da dễ tái phát và gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh. Việc điều trị viêm da dị ứng không phải quá khó khăn, tuy nhiên, phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân, tình trạng bệnh và đòi hỏi sự phối hợp tích cực từ người mắc. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra cách trị viêm da dị ứng đơn giản, bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.

  •      Bệnh viêm da cơ địa là gì và cách điều trị
    Bệnh viêm da cơ địa là gì và cách điều trị

    Viêm da cơ địa là gì và có cách nào để điều trị viêm da cơ địa không,… là băn khoăn của rất nhiều người. Bởi đây là bệnh ngoài da, có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người mắc, mặc dù bệnh không đe dọa tính mạng. Để hiểu hơn về bệnh lý này, mời bạn hãy dành vài phút đọc ngay bài viết nhé!

  •  3 mẹo chữa viêm da cơ địa ngay tại nhà từ những nguyên liệu đơn giản
    3 mẹo chữa viêm da cơ địa ngay tại nhà từ những nguyên liệu đơn giản

    Tác giả: Phương Thảo

  • 3 thể bệnh thường gặp nhất của bệnh eczema
    3 thể bệnh thường gặp nhất của bệnh eczema

    Bệnh eczema là bệnh lý da liễu ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Theo thống kê tại Hoa Kỳ, hơn 30 triệu người ở quốc gia này mắc bệnh eczema. Eczema có rất nhiều thể bệnh, mỗi thể bệnh có các đặc trưng riêng. Dưới đây là 3 thể bệnh thường gặp nhất trong các bệnh eczema.