Phát ban trên da là triệu chứng có thể gặp ở khá nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó phải kể đến bệnh viêm da tiếp xúc. Vậy khi bị phát ban trên da, làm sao để biết có phải bạn đang mắc viêm da tiếp xúc hay không? Làm sao để cải thiện tình trạng này một cách hiệu quả? Hãy đọc ngay bài viết này để tìm ra lời giải đáp!
Bệnh viêm da tiếp xúc là gì?
Viêm da tiếp xúc là một dạng kích ứng da tương đối phổ biến. Tuy không tác động nghiêm trọng tới sức khỏe nhưng bệnh sẽ ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, khiến người mắc khó chịu, mất tự tin. Bệnh xảy ra do tiếp xúc với các tác nhân kích ứng từ bên ngoài, thường gặp nhất là hóa mỹ phẩm hoặc cây độc, lông sâu bọ. Bệnh không tái phát nếu dừng tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng. Viêm da tiếp xúc không lây truyền và nguyên nhân gây kích ứng ở mỗi người thường khác nhau.
>>>Xem thêm: Phân biệt viêm da tiếp xúc và viêm da dị ứng. Đọc ngay!
Phát ban trên da có phải là đang bị viêm da tiếp xúc?
Bệnh viêm da tiếp xúc dễ phát sinh ở những vùng cơ thể lộ ra ngoài, thường là tại các nếp gấp lớn như: Lòng bàn tay, bàn chân, các ngón, cổ, gáy, cổ tay, cẳng chân,... với biểu hiện phát ban trên da. Tình trạng này xảy ra là do sự thay đổi trong kết cấu hoặc màu sắc của da. Điển hình là sự xuất hiện của các đốm đỏ hoặc nổi sẩn trên da. Nếu cả 2 dạng cùng xuất hiện thì được gọi là ban dạng dát sẩn kèm theo sự đóng vảy, nứt hoặc loét da. Phát ban có kèm mụn nước được gọi là ban dạng mụn nước. Triệu chứng viêm da tiếp xúc cụ thể là:
Phát ban trên da là triệu chứng rất thường gặp khi bị viêm da tiếp xúc
- Xuất hiện sẩn và đám mẩn đỏ, mụn nước tiết dịch, cảm giác ngứa rát và nóng.
- Trường hợp nặng hơn thì vùng da phát bệnh bị phù nề, loét, chảy dịch, đóng vảy tiết. Nếu bị bội nhiễm sẽ tạo mụn mủ, vảy màu vàng. Càng gãi thì tình trạng viêm da tiếp xúc càng nặng, lan rộng, có thể phát sốt.
- Người bị viêm da tiếp xúc còn có thể mắc một số bệnh khác như: Viêm mũi dị ứng, viêm họng, viêm kết mạc mắt, hen, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ.
Hình thái da bị tổn thương, phạm vi, mức độ nghiêm trọng nhiều hay ít phụ thuộc vào: Loại chất gây dị ứng, nồng độ, thời gian, vị trí, diện tích tiếp xúc và mức độ phản ứng của cơ thể người bệnh. Nếu loại trừ được ngay tác nhân gây dị ứng và điều trị kịp thời, bệnh có thể thuyên giảm trong vài ngày hoặc sau 1 - 2 tuần. Trường hợp mạn tính do tiếp xúc nhiều lần hoặc kéo dài có thể khiến vùng da bị bệnh sần sùi, dày lên, chàm hóa, cảm giác nóng, ngứa, nặng thì đau. Một số ít bị sốt, sợ lạnh, đau đầu, buồn nôn, rêu lưỡi vàng.
>>>Xem thêm: Làm sao để biết mình đã bị viêm da tiếp xúc?
Nguyên nhân gây ra bệnh viêm da tiếp xúc
Nguyên nhân gây bệnh viêm da tiếp xúc khá đa dạng, phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất:
- Do mắc một số bệnh như: Hen, viêm mũi dị ứng, các bệnh về gan,...
- Do di truyền: Nếu cha hoặc mẹ bị viêm da tiếp xúc hoặc các bệnh eczema khác thì bạn có nguy cơ mắc phải tình trạng này cao hơn bình thường.
- Do ăn nhiều thực phẩm dễ gây dị ứng, có tính cay nóng hoặc dùng chất kích thích.
- Do tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng như: Niken và một số kim loại khác, chất tẩy rửa, cao su, mủ cao su, mỹ phẩm, nước hoa, thuốc mỡ kháng sinh và các thuốc bôi ngoài da, nhựa cây độc, lông thú vật, côn trùng,...
Thuốc bôi ngoài da có thể gây bệnh viêm da tiếp xúc
>>>Xem thêm: 4 tác nhân gây viêm da tiếp xúc thường gặp
Làm sao để cải thiện bệnh viêm da tiếp xúc?
Để cải thiện triệu chứng bệnh, tốt nhất, hãy hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng, ví dụ như: Tránh xa chó, mèo nếu bạn nhạy cảm với lông của các vật nuôi này. Nhớ mang găng tay, mặc quần áo dài, sử dụng các biện pháp bảo hộ phù hợp khác để tránh tiếp xúc với cây cối, hóa chất tẩy rửa hoặc bất kỳ tác nhân nào khiến bạn bị kích ứng.
Đeo găng tay để tránh tiếp xúc với tác nhân gây viêm da dị ứng
Ngoài ra, bạn nên:
- Hạn chế gãi hết sức có thể, cắt móng tay và đeo găng vào ban đêm. Mặc quần áo mềm để tránh làm vùng da kích ứng bị tổn thương thêm.
- Rửa sạch da ngay lập tức với xà phòng và nước nếu bạn tiếp xúc với chất đã từng làm bùng phát bệnh. Nhớ chọn loại xà phòng tắm dịu nhẹ có pH cân bằng. Sau đó, bôi kem dưỡng ẩm để nuôi dưỡng và phục hồi làn da.
- Nếu bị ngứa quá nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng kem bôi chứa steroid hoặc uống viên kháng histamin để làm giảm triệu chứng. Chỉ dùng thuốc khi được chuyên gia chỉ định và phải ngừng sử dụng ngay khi đã bớt ngứa để tránh tác dụng phụ nguy hiểm.
- Đến bệnh viện ngay nếu bạn bị sốt, ho, thở khò khè, nôn mửa hoặc tiêu chảy, mẩn ngứa nặng hơn mặc dù đã điều trị hoặc nếu nổi thêm mẩn ngứa mới.
>>>Xem thêm: Hằng ngày “ôm” điện thoại di động mà không biết đó là tác nhân gây viêm da tiếp xúc
Eczestop - Giải pháp an toàn, hiệu quả cho người mắc viêm da tiếp xúc
Ngoài áp dụng những biện pháp trên, bạn có thể lựa chọn các sản phẩm lành tính để nuôi dưỡng, giúp làn da được khỏe mạnh, làm giảm triệu chứng ngứa, bớt phát ban trên da, làm dịu da khi mắc bệnh viêm da tiếp xúc. Điển hình là Eczestop.
Eczestop là sản phẩm được chiết xuất từ tự nhiên với công thức bào chế chuyên biệt, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh viêm da tiếp xúc, nâng cao chất lượng cuộc sống. Eczestop có chứa:
- Kẽm salicylate: Trong một nghiên cứu năm 1999 được công bố trên tạp chí chuyên ngành, 73% số người bị viêm da tiếp xúc tham gia đã cải thiện được triệu chứng bệnh nhờ bổ sung 60mg kẽm/ngày và trong vòng 1 tháng. Một bài báo trước đây được công bố trên Tạp chí Da liễu của Anh năm 1981 cũng đưa ra kết luận tương tự. Bài báo mô tả nghiên cứu trường hợp của một phụ nữ lớn tuổi bị viêm da tiếp xúc nặng. Các nhà nghiên cứu đã mô tả chi tiết mối liên hệ giữa bệnh viêm da tiếp xúc và nồng độ kẽm thấp trong huyết tương. Sau khi bổ sung kẽm đường uống, bệnh viêm da tiếp xúc đã được cải thiện. Kẽm salicylate là một muối của kẽm và acid salicylic. Kẽm giúp tăng tái tạo biểu mô, giảm ngứa, nhanh lành tổn thương. Ion kẽm làm giảm tình trạng viêm nhiễm, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, chống vi sinh rất hiệu quả. Acid salicylic có tác dụng làm mềm và bong tróc lớp sừng da.
- Dầu dừa: Chứa các vitamin, acid hữu cơ, enzym và chất béo. Cho tác dụng diệt khuẩn, chống viêm, dưỡng ẩm, ngăn ngừa lão hóa, nuôi dưỡng giúp làm da khỏe mạnh.
- Chitosan: Có tác dụng dưỡng ẩm, chống oxy hóa, chống viêm, ức chế sự chết của tế bào, tăng tái tạo da và làm lành vết thương, kháng khuẩn, tránh nhiễm trùng.
- Nano bạc: Chống viêm và khả năng sát khuẩn mạnh.
- Tinh dầu hạt neem: Sát khuẩn, chống viêm và làm sạch da.
- Chiết xuất vỏ núc nác: Giảm dị ứng, giảm ngứa, kháng viêm, tăng sức đề kháng.
Như vậy, kem thảo dược Eczestop mang đến tác động: Vừa giảm viêm, giảm ngứa, kháng khuẩn, vừa giúp phục hồi tổn thương, tăng tái tạo da, tăng cường sức khỏe làn da, hỗ trợ điều trị viêm da tiếp xúc hiệu quả.
CẢM NHẬN CỦA NGƯỜI DÙNG
Eczestop đã đem lại hy vọng cải thiện bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhiều người mắc viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa. Trong đó phải kể đến chị Thương (Vĩnh Phúc) mắc viêm da cơ địa lâu năm, đã từng “khổ sở” vì căn bệnh này. Nhưng nhờ Eczestop, chị đã có thể đẩy lùi viêm da cơ địa chỉ sau 1 tháng! Xem TẠI ĐÂY.
>>>Xem thêm: 3 mẹ con chị Nhung chiến thắng bệnh ECZEMA chỉ sau 2 tháng
Ý KIẾN CỦA CHUYÊN GIA
Hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc hiệu quả bằng kem bôi Eczestop. Bạn hãy lắng nghe tư vấn của chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh trong video dưới đây:
>>>Xem thêm: Viêm da cơ địa dị ứng ở người lớn chữa như thế nào? Chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn TẠI ĐÂY.
GIẢI THƯỞNG UY TÍN CỦA ECZESTOP
Từ khi xuất hiện trên thị trường, Eczestop đã luôn được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Sản phẩm vinh dự lọt vào “Top 100 - Sản phẩm, dịch vụ tốt Nhất cho Gia đình, Trẻ em” do báo Lao Động Xã Hội tổ chức:
Chứng nhận “Top 100 - Sản phẩm, dịch vụ tốt Nhất cho Gia đình, Trẻ em” của Eczestop
Nếu bị bệnh viêm da tiếp xúc, bạn nên tránh xa các tác nhân gây kích ứng. Bên cạnh đó, đừng quên kết hợp dùng kem bôi Eczestop lên vùng da bị bệnh để giảm triệu chứng ngứa, phát ban trên da, bạn nhé!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh viêm da tiếp xúc và đặt mua sản phẩm Eczestop chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ (Zalo/ Viber) hotline: 0916.755.060 – 0916.757.545
Dược sĩ Đoàn Thu