Xuất hiện các mảng da màu đỏ, xám hay nâu có phải bị bệnh viêm da dị ứng không?

Xuất hiện các mảng da màu đỏ, xám hay nâu có phải bệnh viêm da dị ứng không là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm. Trước khi trả lời câu hỏi này, bạn nên biết, tồn tại rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng da bị đổi màu. Vì thế, cần dựa vào các triệu chứng đi kèm khác để xác định bạn có mắc bệnh viêm da dị ứng hay không. Cụ thể như thế nào, hãy cùng tìm hiểu trong nội dung bài viết này!

Nguyên nhân gây xuất hiện các mảng da màu đỏ, xám hay nâu

Trên da xuất hiện các mảng màu đỏ, xám hay nâu có thể là dấu hiệu chứng tỏ cơ thể bị tổn thương. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, từ các vấn đề nhỏ đến các tình trạng bệnh lý nghiêm trọng hơn, cụ thể như:

- Tiếp xúc với hóa chất có thể làm hư hại các tế bào da, dẫn tới sự biến màu.

- Nhiễm trùng: Các nhiễm trùng khác nhau có thể gây ra những thay đổi cục bộ về màu da. Vết thương hở bị nhiễm vi sinh vật thường gây ra những thay đổi trong kết cấu của da, gây tình trạng đổi màu. Nhiễm nấm, giun tròn,... cũng có thể khiến da bị đổi màu trên những bộ phận khác nhau của cơ thể.

- Các bệnh tự miễn dịch và dị ứng (lupus ban đỏ, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng,…): Hệ thống miễn dịch hoạt động bình thường để giữ cho cơ thể khỏe mạnh bằng cách chiến đấu chống các kẻ xâm lược nguy hiểm gây nhiễm trùng và bệnh tật. Tuy nhiên, ở những người mắc bệnh tự miễn và dị ứng, hệ thống miễn dịch sẽ nhầm lẫn các tế bào khỏe mạnh với dị nguyên “xa lạ” và tấn công chúng. Điều này gây ra viêm trên khắp cơ thể, dẫn đến nhiều triệu chứng, bao gồm sưng và đổi màu da.

 Các mảng da đổi màu có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe

Các mảng da đổi màu có thể là triệu chứng của nhiều vấn đề sức khỏe

- Cháy nắng, sử dụng kem chống nắng không đầy đủ có thể gây đổi màu da. Một số loại thuốc cũng có thể là nguyên nhân làm da của bạn nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời, dẫn tới chuyển màu.

- Các vết bớt màu đỏ, xám hoặc nâu.

Nguyên nhân gây tình trạng da chuyển màu rất phức tạp, ta cần dựa vào một số triệu chứng khác để xác định nguyên nhân, từ đó có hướng xử trí phù hợp, tránh các hậu quả đáng tiếc.

>>> Xem thêm: Sự khác biệt giữa viêm da dị ứng và viêm da tiếp xúc

Xuất hiện các mảng da màu đỏ, xám hay nâu có phải bệnh viêm da dị ứng không?

Xuất hiện các mảng da màu đỏ, xám hay nấu chính là biểu hiện của bệnh viêm da dị ứng. Đây là phản ứng viêm, xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng trong không khí như: Bụi bẩn, thực phẩm, lông thú vật,... Để xác định chính xác mình có mắc bệnh lý này hay không, bạn nên chú ý tới các triệu chứng khác kèm theo, cụ thể như sau:

Ngứa da

Ngứa da là triệu chứng điển hình của hầu hết các bệnh ngoài da. Tuy nhiên, ở viêm da dị ứng, bên cạnh ngứa da là những thương tổn đi kèm. Càng gãi, cơn ngứa càng dai dẳng hơn và có nguy cơ gây bội nhiễm da. Khi thời tiết thay đổi, bệnh nhân thường xuyên bị ngứa về đêm, gây bứt rứt, khó chịu. Điều này ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ và đồng hồ sinh học, khiến chất lượng sống và sức khỏe giảm sút.

Mẩn đỏ và mụn nước

Đây cũng là triệu chứng rất thường gặp đối với các bệnh ngoài da. Bên cạnh triệu chứng mẩn đỏ, nổi mụn nước, bệnh nhân bị viêm da dị ứng còn có thể gặp phải tình trạng chảy dịch, đóng vảy tiết. Cảm giác nóng rát, ngứa dai dẳng ở vùng mẩn đỏ và mụn nước khiến cho người bệnh rất khó chịu.

Sưng phù, chảy dịch

Tiếp theo các triệu chứng ban đầu của bệnh như: Mẩn đỏ, ngứa ngáy, bệnh nhân thường sẽ bị sưng, phù nề trên da. Bên cạnh đó, cũng có hiện tượng chảy dịch và đóng vảy tiết sau khi khô. Nếu bị bội nhiễm còn có thể mọc mụn mủ, sau khi khô tạo thành vảy màu vàng rải rác trên da.

 Viêm da dị ứng có thể gây chảy dịch

 

Viêm da dị ứng có thể gây chảy dịch

Vết thương lan rộng khi gãi

Gãi không chỉ khiến cho cơn ngứa càng dai dẳng mà còn làm vùng da bị viêm tổn thương nặng nề hơn, thậm chí lan rộng do dịch tiết dây ra những vùng mô lành. Những vị trí chịu tổn thương nặng nề nhất thường là: Bàn tay, bàn chân, ngón tay, cổ tay, gáy, cổ,…

Một số triệu chứng đi kèm khác

Bên cạnh các biểu hiện kể trên, bệnh nhân còn có thể gặp các triệu chứng như: Bị viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc mắt, sốt nhẹ (38 độ C), cảm giác mệt mỏi,…

Nếu da bị đổi màu kèm theo một hoặc nhiều các biểu hiện kể trên, rất có thể bạn đã bị viêm da dị ứng. Khi đó, cần nhanh chóng tìm có biện pháp xử trí kịp thời và hiệu quả, tránh bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

>>> Xem thêm: 4 loại thảo mộc tốt cho bệnh viêm da dị ứng

Những điều cần lưu ý để bệnh viêm da dị ứng mau lành

Người bệnh viêm da dị ứng cần lưu ý một số vấn đề sau để không làm cho tình trạng da tiến triển xấu đi:

- Tránh gãi, chà xát hay tác động lên vùng da bị viêm để không lây bệnh sang những khu vực khác cũng như tránh làm cho tình trạng da tệ hơn.

- Hạn chế dùng nhiều xà phòng, thuốc tẩy, nước hoa,... Đây là những sản phẩm có thể gây nên tình trạng khô da, khiến bệnh khó kiểm soát hơn.

- Không nên tắm quá lâu trong bồn nước hay dưới vòi nước nóng. Hơi nóng có thể khiến cho da khô đi nhanh chóng, không tốt cho người bệnh viêm da dị ứng.

 Người bị viêm da dị ứng nên tắm với nước có nhiệt độ vừa phải

Người bị viêm da dị ứng nên tắm với nước có nhiệt độ vừa phải

- Chú ý tới nhiệt độ xung quanh không gian sống. Nếu như thời tiết nóng lạnh thất thường, bạn cần có biện pháp bảo vệ cơ thể trước những tác động do thời tiết gây ra.

- Một số người rất dễ bị kích ứng với vải vóc và quần áo. Tốt nhất, bạn nên tham khảo thành phần của các sản phẩm này để ngăn ngừa bệnh bùng phát.

Bên cạnh đó, người bị bệnh viêm da dị ứng có thể dùng một số biện pháp cải thiện các tổn thương trên da như: Thay thế xà phòng bằng dầu tắm dịu nhẹ khi làm sạch da; Giữ ấm cơ thể vào mùa lạnh bằng cách mặc thêm áo ấm; Giữ phòng thông thoáng, mát mẻ về mùa hè;... Ngoài ra, nếu tình trạng bệnh nghiêm trọng, bạn có thể được các chuyên gia chỉ định một số loại thuốc dùng đường uống hoặc bôi như: Corticoid, kháng histamin, kháng sinh,… Chúng có thể làm giảm nhanh triệu chứng ngứa nhưng cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng.

>>> Xem thêm: Viêm da dị ứng – bệnh hay gặp có dễ trị không?

Eczestop – Giải pháp cải thiện các mảng da màu đỏ, xám hay nâu do viêm da dị ứng

Hiện nay, do lo ngại những sản phẩm từ hóa chất có thể gây kích ứng da nên xu hướng sử dụng kem bôi nguồn gốc từ thiên nhiên để hỗ trợ cải thiện tình trạng da đổi màu do viêm da dị ứng đang ngày một phổ biến. Trong đó, nhiều người đã tin tưởng lựa chọn sản phẩm an toàn, hiệu quả, cho tác dụng lâu dài như Eczestop

Eczestop được chiết xuất từ tự nhiên với công thức bào chế chuyên biệt, sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh viêm da dị ứng, ngăn bệnh tái phát nhờ chứa các thành phần:

Kẽm salicylate

Kẽm salicylate là một muối của kẽm và acid salicylic:

Ion kẽm: Làm giảm tình trạng viêm nhiễm, giảm đỏ da, duy trì hoạt động của hệ miễn dịch, làm dịu lớp sừng, giảm ngứa. Kẽm giúp tăng tái tạo biểu mô, nhanh lành tổn thương, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, chống vi sinh rất hiệu quả và ngăn chặn tình trạng bội nhiễm. Kẽm cũng ảnh hưởng đến hoạt động của các enzyme chuyển hóa acid béo - thành phần quan trọng gắn kết tế bào da. Thiếu sản xuất acid béo làm đứt gãy cấu trúc da, tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các tác nhân từ bên ngoài môi trường, gây viêm và làm bùng phát viêm da dị ứng.

Dầu dừa

Chứa thành phần acid hữu cơ và enzym, có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm rất tốt,… nên được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da như viêm da dị ứng rất hiệu quả và an toàn.

Ngoài ra, dầu dừa còn chứa nhiều vitamin và chất béo có tác dụng nuôi dưỡng, chăm sóc, phục hồi làn da, dưỡng ẩm, làm sạch da cũng như ngăn ngừa lão hóa. Các chất chống oxy hóa trong dầu dừa có tác dụng kháng khuẩn, hạn chế viêm nhiễm, giúp điều trị viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, chàm,...

Nano bạc

Một số nghiên cứu ghi nhận, sự kết hợp của chitosan và muối bạc sẽ có tác dụng rất tốt trong việc kiểm soát tốc độ trao đổi hơi nước, oxy và khả năng hút nước. Đặc biệt, nano bạc còn giúp chống viêm và có khả năng sát khuẩn mạnh, qua đó hạn chế nguy cơ bị bội nhiễm.

Tinh dầu hạt neem

Có tác dụng diệt khuẩn phổ rộng cả vi khuẩn gram (+) và gram (-) nên giảm viêm rất tốt trong điều trị các bệnh viêm da dị ứng, vẩy nến, mụn trứng cá,... Ngoài ra, tinh dầu hạt neem còn có tác dụng làm nhanh liền sẹo trong các trường hợp vết thương chậm lành hoặc nhiễm trùng da và giúp cải thiện độ đàn hồi da.

Chiết xuất vỏ núc nác

Có tác dụng rõ rệt giúp chống dị ứng và làm tăng sức đề kháng. Núc nác có tác dụng ức chế giai đoạn cấp tính của phản ứng viêm và từ lâu cũng đã được dùng trong các bài thuốc chữa chàm, viêm da dị ứng và các bệnh mẩn ngứa, lở ngứa,…

Chitosan

Có tác dụng chống viêm, cầm máu, kích thích tái tạo mô và biểu mô, làm chóng liền vết thương,… Chitosan cũng đóng vai trò quan trọng trong cơ chế làm lành vết thương. Chitosan có tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của một số chủng vi khuẩn. Giúp giảm ngứa do sự hấp thu các ion proton được giải phóng nhờ nhóm amino tự do, làm giảm pH ở khu vực bị viêm đau. Chitosan có khả năng tạo màng mỏng trên bề mặt da, cung cấp nước và hạn chế sự mất nước, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn,… Chitosan còn là tác nhân làm mềm và giữ ẩm cho da,…

Như vậy, kem thảo dược Eczestop mang đến tác động: Vừa giảm viêm, giảm ngứa, kháng khuẩn lại giúp phục hồi tổn thương, tăng tái tạo da, tăng cường sức khỏe làn da, hạn chế nguy cơ viêm da dị ứng tái phát.

Rất nhiều người đã sử dụng Eczestop chia sẻ tình trạng sức khỏe cải thiện rõ rệt qua 03 giai đoạn:

- Sau 2 - 3 tuần: Các triệu chứng bắt đầu cải thiện, da mịn, đỡ ngứa hơn.

- Sau 1 - 3 tháng: Giảm rõ rệt triệu chứng ngứa, da mềm mại, sáng hơn, bớt bong tróc, ngủ ngon hơn, tinh thần phấn chấn,…

- Sau 3 - 6 tháng: Da đã lành lại, mịn, đều màu, không thấy tình trạng viêm da dị ứng tái phát. Nên dùng thường xuyên để phòng ngừa biến chứng, tăng cường sức khỏe làn da.

Cảm nhận của người dùng

Nhiều người tin dùng kem bôi thảo dược Eczestop đã thành công trong việc cải thiện triệu chứng viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, hạn chế ngứa và đổi màu da nhờ kiểm soát được bệnh ngay tại nhà.

>>> Chị Thương (Vĩnh Phúc) mắc viêm da cơ địa lâu năm, đã từng “vật vã” vì căn bệnh này. Nhưng việc gì cũng có cách giải quyết của nó, khi tìm được bí quyết điều trị phù hợp, chị đã có thể đẩy lùi viêm da cơ địa chỉ sau 1 tháng!

Chị Thương cho biết: “Tôi năm nay 35 tuổi, vậy mà đã hơn một phần ba cuộc đời phải đối phó với căn bệnh viêm da cơ địa. Có thời gian trên cơ thể xuất hiện dấu hiệu ngứa ngáy kèm theo vài mụn nhỏ li ti, đặc biệt ở tay, càng gãi lại càng ngứa và bong tróc da. Ban đầu, bệnh cũng không biểu hiện rõ, phát bệnh vài ngày rồi lại khỏi nên tôi cũng không đi khám. Sau đó, bệnh tái phát nhiều lần và càng lúc càng nghiêm trọng, tôi đi khám da liễu thì biết là bị viêm da cơ địa. Và từ đó, cuộc sống của tôi đảo lộn hoàn toàn. Xem bí quyết cải thiện viêm da cơ địa của chị Thương TẠI ĐÂY.

>>> Xem thêm: 3 mẹ con chị Nhung chiến thắng bệnh viêm da cơ địa (chàm, eczema) chỉ sau 2 tháng

Ý kiến của chuyên gia

Viêm da cơ địa dị ứng ở người lớn chữa như thế nào? Lắng nghe chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn trong video sau đây:

>>>Xem thêm: Bị viêm da tiếp xúc dị ứng thì nên làm gì? Chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh tư vấn TẠI ĐÂY

Nếu bị xuất hiện các mảng da màu đỏ, xám hay nâu do bệnh viêm da dị ứng, bạn nên xây dựng một lối sống lành mạnh và sử dụng thuốc theo chỉ định của chuyên gia. Bên cạnh đó, đừng quên kết hợp dùng kem bôi Eczestop mỗi ngày để kiểm soát tốt bệnh lý này, bạn nhé!

Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh viêm da dị ứng và đặt mua sản phẩm Eczestop chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ hotline: 0916.755.060 – 0916.757.545

Dược sĩ Đoàn Thu



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  •  Cách điều trị viêm da dị ứng tại nhà vô cùng đơn giản mà hiệu quả
    Cách điều trị viêm da dị ứng tại nhà vô cùng đơn giản mà hiệu quả

    Viêm da dị ứng là căn bệnh ngoài da dễ tái phát và gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh. Việc điều trị viêm da dị ứng không phải quá khó khăn, tuy nhiên, phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân, tình trạng bệnh và đòi hỏi sự phối hợp tích cực từ người mắc. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra cách trị viêm da dị ứng đơn giản, bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.

  •      Bệnh viêm da cơ địa là gì và cách điều trị
    Bệnh viêm da cơ địa là gì và cách điều trị

    Viêm da cơ địa là gì và có cách nào để điều trị viêm da cơ địa không,… là băn khoăn của rất nhiều người. Bởi đây là bệnh ngoài da, có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người mắc, mặc dù bệnh không đe dọa tính mạng. Để hiểu hơn về bệnh lý này, mời bạn hãy dành vài phút đọc ngay bài viết nhé!

  •  3 mẹo chữa viêm da cơ địa ngay tại nhà từ những nguyên liệu đơn giản
    3 mẹo chữa viêm da cơ địa ngay tại nhà từ những nguyên liệu đơn giản

    Tác giả: Phương Thảo

  • 3 thể bệnh thường gặp nhất của bệnh eczema
    3 thể bệnh thường gặp nhất của bệnh eczema

    Bệnh eczema là bệnh lý da liễu ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Theo thống kê tại Hoa Kỳ, hơn 30 triệu người ở quốc gia này mắc bệnh eczema. Eczema có rất nhiều thể bệnh, mỗi thể bệnh có các đặc trưng riêng. Dưới đây là 3 thể bệnh thường gặp nhất trong các bệnh eczema.