Tổ đỉa bàn tay là căn bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại làm giảm chất lượng cuộc sống của người mắc. Rất nhiều người có một câu hỏi chung, đó là: Bệnh tổ đỉa bàn tay có chữa khỏi được không? Để có được lời giải đáp, bạn đừng bỏ lỡ những thông tin chi tiết và chính xác nhất trong bài viết sau đây.
Tổ đỉa bàn tay là bệnh gì?
Tổ đỉa bàn tay là căn bệnh da liễu đặc trưng bởi các mụn nước ngứa, thường có kích thước 1 - 2 mm, xuất hiện trên lòng bàn tay. Hiện nay, do môi trường bị ô nhiễm, thực phẩm bẩn, áp lực công việc cao,… dẫn đến số người mắc các bệnh da liễu càng gia tăng. Vì vậy, các bệnh da liễu nói chung và tổ đỉa bàn tay đang dần trở thành mối lo ngại lớn trong cộng đồng. Theo các chuyên gia da liễu, nguyên nhân gây tổ đỉa ở ngón tay, bàn tay thường rất phức tạp. Bệnh xảy ra có thể là do các yếu tố như:
- Tiếp xúc với hóa chất, đất hoặc nước bẩn có chứa vi khuẩn gây bệnh.
- Dị ứng hóa chất trong công nghiệp hoặc trong sinh hoạt hàng ngày như: Nước rửa chén, xà phòng, dầu thơm, xăng, dầu, vôi,…
- Thường xuyên làm việc trong môi trường nóng ẩm.
- Tăng tiết mồ hôi tay liên quan đến rối loạn thần kinh giao cảm.
Hình ảnh tổ đỉa bàn tay
Các triệu chứng cụ thể để bạn dễ nhận biết là:
- Mụn nước rất nhỏ xuất hiện trên lòng bàn tay và ngón tay.
- Mụn nước đục, nằm sâu, bằng hoặc hơi cao hơn so với bề mặt da và không dễ bị vỡ. Cuối cùng, những mụn nước kết hợp với nhau và tạo thành mụn nước lớn.
- Các mụn nước có thể gây ngứa, đau. Người bệnh cảm thấy khó chịu hơn sau khi tiếp xúc với xà phòng, nước hoặc chất kích thích.
- Mụn nước sẽ vỡ khi gãi, giải phóng chất dịch bên trong khiến cho da trở nên cứng và cuối cùng là nứt. Nứt da gây đau đớn cũng như mất thẩm mỹ và thường phải mất vài tuần hoặc thậm chí cả tháng để lành. Chất dịch từ các mụn nước là huyết thanh sinh ra khi các tế bào da bị tổn thương. Nó không phải là mồ hôi như nhiều người vẫn nghĩ.
Tổ đỉa gây ra rất nhiều bất tiện trong đời sống của người bệnh, vì thế nhiều người có thắc mắc: Có cách nào chữa khỏi tổ đỉa bàn tay được không? Hãy cùng tìm câu trả lời.
>>> Xem thêm: Những thông tin cần biết về bệnh tổ đỉa
Tổ đỉa bàn tay có chữa khỏi được không?
Theo các chuyên gia, mặc dù là căn bệnh mạn tính, nhưng tổ đỉa bàn tay vẫn có thể kiểm soát được nếu áp dụng đúng phương pháp và điều trị ngay từ giai đoạn sớm. Việc điều trị tổ đỉa hiệu quả hay không phụ thuộc nhiều vào giai đoạn của bệnh:
- Nếu là dạng cấp tính do tác nhân bên ngoài thì chỉ cần loại bỏ, hạn chế tiếp xúc với chúng thì sau khoảng 2 – 4 tuần, bệnh thường sẽ khỏi. Một vài trường hợp thì tình trạng dị ứng nặng hơn nên cần sử dụng thêm các loại thuốc chống dị ứng.
- Với dạng mạn tính, bệnh đã diễn biến lâu, tái diễn nhiều lần thì điều trị khó khăn, kéo dài hơn. Cần sử dụng thêm nhiều loại thuốc phối hợp.
Bệnh nhân nên tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của chuyên gia y tế. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thêm các loại thuốc khác cũng như dùng quá liều. Ngoài ra, để cải thiện bệnh, bạn nên lưu ý:
- Hạn chế gãi, sờ vào các nốt mụn vì hành động này có thể làm cơn ngứa trở nên trầm trọng hơn, mụn vỡ ra có thể lở loét, nhiễm trùng.
- Tránh ngâm tay trong nước quá lâu vì có thể làm ẩm lớp sừng, tạo điều kiện cho nấm, vi khuẩn phát triển mạnh hơn.
- Không để da tiếp xúc với các chất độc hại, xăng dầu, vật liệu xây dựng, nên có găng tay bảo vệ nếu bắt buộc phải tiếp xúc.
- Không ăn các loại thực phẩm có thể gây kích ứng như: Bia rượu, hải sản, trứng gà,…
Người bị tổ đỉa bàn tay nên hạn chế ăn các loại hải sản
- Nên uống nhiều nước, bổ sung rau xanh và trái cây để tăng sức đề kháng, thúc đẩy quá trình hồi phục.
- Dùng sản phẩm bôi dưỡng ẩm cho da như dầu dừa,...
Đừng quá lo lắng vì bạn hoàn toàn có thể kiểm soát và hạn chế bệnh tổ đỉa tái phát bằng phương pháp trị liệu phù hợp và đúng đắn.
>>> Xem thêm: Những dấu hiệu nào giúp nhận biết bệnh tổ đỉa?
Các phương pháp điều trị tổ đỉa bàn tay hiện nay
Bên cạnh việc thay đổi lối sống, chuyên gia sẽ dựa vào mức độ nghiêm trọng của các dấu hiệu và triệu chứng để đưa ra phương pháp điều trị như sau:
Corticosteroid
Kem và thuốc mỡ corticosteroid có thể giúp nhanh chóng làm biến mất các mụn nước. Trong trường hợp nặng, chuyên gia có thể kê toa corticosteroid đường uống chẳng hạn như prednisone. Sử dụng nhóm corticosteroid có chứa gốc steroid dài hạn có thể gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng như: Teo da, hội chứng cushing, tăng nhãn áp, huyết áp cao,…
Thuốc corticoid có thể được kê đơn để điều trị tổ đỉa bàn tay
Liệu pháp ánh sáng
Nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, chuyên gia có thể khuyên bạn áp dụng liệu pháp ánh sáng đặc biệt (sử dụng tia cực tím) với các loại thuốc hỗ trợ.
Các loại thuốc như tacrolimus và pimecrolimus có thể giúp ích cho những người không muốn dùng steroid. Tuy nhiên, chúng có tác dụng phụ là làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
Các phương pháp kể trên tuy làm giảm nhanh triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe nên cần cân nhắc kỹ trước khi áp dụng, nhất là đối với trẻ nhỏ.
>>> Xem thêm: Bệnh nhân tổ đỉa nên ăn gì hàng ngày?
Eczestop – Niềm hi vọng cho người bị tổ đỉa bàn tay
Bệnh tổ đỉa bàn tay có thể được cải thiện bằng việc kết hợp dùng thuốc theo chỉ định của chuyên gia và lối sống - ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, dùng thuốc tây chỉ là cách để điều trị “phần ngọn”, tức là giải quyết triệu chứng chứ không loại trừ được “phần gốc” căn nguyên của vấn đề. Trước thực tế đó, kem làm sạch da Eczestop đã ra đời và được các chuyên gia đánh giá cao về tính an toàn. Đây là sản phẩm kem bôi từ thảo dược mang lại tác động hiệu quả đối với người bị tổ đỉa nhờ sự kết hợp độc đáo của các thành phần từ tự nhiên:
- Kẽm salicylate (một muối của kẽm và acid salicylic): Kẽm giúp tăng tái tạo biểu mô, giảm ngứa, nhanh lành tổn thương. Ion kẽm làm giảm tình trạng viêm nhiễm, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, chống vi sinh rất hiệu quả. Acid salicylic có tác dụng làm mềm và bong tróc lớp sừng da, cải thiện triệu chứng tổ đỉa.
Kem Eczestop hỗ trợ điều trị tổ đỉa an toàn, hiệu quả
- Dầu dừa: Giúp dưỡng ẩm, làm sạch da, cung cấp các vitamin và chất béo, ngăn ngừa lão hóa da.
- Chitosan: Có tác dụng dưỡng ẩm, chống oxy hóa, ức chế sự chết của tế bào, tăng tái tạo da.
- Nano bạc: Chống viêm và khả năng sát khuẩn mạnh.
- Tinh dầu hạt neem: Sát khuẩn, chống viêm và làm sạch da.
- Chiết xuất vỏ núc nác: Giảm dị ứng, giảm ngứa.
Kem làm sạch da Eczestop không chỉ bổ sung kẽm, giúp tăng sức khỏe làn da, kháng viêm, chống dị ứng mà còn ổn định cấu trúc da, tránh tái phát. Người bệnh khi dùng có thể yên tâm, không phải lo lắng về tác dụng phụ.
Cảm nhận người dùng
Từ khi Eczestop ra đời đã chiếm chọn được lòng tin của hàng ngàn người bị tổ đỉa, eczema, chàm, viêm da cơ địa.
>>> Tiêu biểu như chị Hân (huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh)
Gặp gỡ chị Hân, chúng tôi cảm nhận được niềm vui ngập tràn trên gương mặt của chị khi làn da bị viêm da cơ địa của chị cải thiện đáng kể. Đã 2 năm liền chị phải sống chung với căn bệnh, chị ngày càng lo lắng hơn khi tình trạng không thuyên giảm chút nào. Nhưng với sự quyết tâm của mình, chị vẫn tiếp tục kiên trì tìm kiếm và hy vọng một loại thuốc nào đó có thể cải thiện bệnh cho mình. Xem chi tiết chia sẻ của chị Hân TẠI ĐÂY.
>>> Xem thêm: Kinh nghiệm cải thiện triệu chứng viêm da cơ địa của nhiều người khác TẠI ĐÂY.
Đánh giá của chuyên gia
Người mắc bệnh tổ đỉa dùng kem bôi Eczestop có được không? Mời bạn lắng nghe tư vấn của chuyên gia Ngô Xuân Nguyệt trong video dưới đây:
>>> Xem thêm: Chuyên gia Trần Quang Đạt tư vấn cách giảm ngứa khi bị tổ đỉa, eczema TẠI ĐÂY.
Trên đây là thông tin để giải đáp câu hỏi: Bệnh tổ đỉa bàn tay có chữa khỏi được không. Để kiểm soát tốt bệnh lý này, bạn nên lựa chọn giải pháp an toàn, hiệu quả và tiện lợi đó là sử dụng kem bôi Eczestop để ngăn chặn tổ đỉa tái phát nhé!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh tổ đỉa bàn tay và đặt mua sản phẩm Eczestop chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ (Zalo/ Viber) hotline: 0916.755.060 – 0916.757.545
Dược sĩ Đoàn Thu