Có nhiều nguyên nhân bệnh tổ đỉa, từ những yếu tố ở bên trong đến các tác động bên ngoài. Việc nhận biết các tác nhân tiềm ẩn là cách tốt nhất để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh cũng như đưa ra giải pháp điều trị phù hợp. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn những thông tin nhận diện nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa. Bạn đừng bỏ lỡ nhé!
Bệnh tổ đỉa là gì và cách nhận biết
Bệnh tổ đỉa có tên khoa học là Dysidrose, là một thể đặc biệt của bệnh chàm, xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân và rìa các ngón. Bệnh thường gặp ở độ tuổi từ 20 đến 40, tỷ lệ mắc ở cả nam và nữ là bằng nhau.
Bệnh tổ đỉa là một loại viêm da bởi các mụn nước ngứa trên lòng bàn tay và lòng bàn chân. Các mụn nước kích thước khoảng 1- 2 mm và có thể tự lành. Bệnh tổ đỉa xuất hiện lặp đi lặp lại có thể gây ra các vết nứt và dày da.
Bệnh tổ đỉa thường có biểu hiện đặc trưng là các mụn nước
Bệnh tổ đỉa thường có những biểu hiện khá đặc trưng nên bạn có thể dễ dàng nhận biết, cụ thể như sau:
+ Xuất hiện các mụn nước ở lòng bàn tay hay bàn chân, mặt bên ngón tay, mặt trên và mặt dưới ngón chân. Các tổn thương thường mọc đối xứng nhau và không bao giờ vượt qua cổ tay hay cổ chân.
+ Các mụn nước có kích thước khá nhỏ, chỉ khoảng 1mm và thường có màu trắng trong. Chúng nằm sâu dưới da, rắn chắc và khó vỡ, thường tập trung thành từng mảng hơi nhô lên trên bề mặt da.
+ Bệnh tổ đỉa thường xuất hiện thành từng đợt, đồng thời có tính chất chu kỳ.
+ Khi xuất hiện các mụn nước, sẽ có cảm giác ngứa ngáy và đau rát.
+ Khi bị nhiễm khuẩn, các mụn nước sẽ có màu trắng đục, dần sưng đỏ, hạch bạch huyết ở vùng lân cận khiến người bệnh dễ bị sốt.
>>> Xem thêm: Bệnh viêm da tiếp xúc bao lâu thì khỏi?
Bất ngờ với những nguyên nhân bệnh tổ đỉa
Để lựa chọn được cách điều trị bệnh tổ đỉa hiệu quả, bạn phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. Theo các chuyên gia da liễu, có những nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa như sau:
1. Do cơ địa nhạy cảm
Da có nhiệm vụ bao bọc, bảo vệ cơ thể, nhưng bộ phận này cũng khá nhạy cảm bởi những tác động từ bên ngoài. Người có cơ địa mẫn cảm thường dễ gặp phải những vấn đề về kích ứng da, dị ứng và một số bệnh ngoài da khác. Theo chuyên gia, những người có cơ địa dễ kích ứng, mẫn cảm khi tiếp xúc với các yếu tố có hại thì dễ bị tổ đỉa hơn. Đây là một trong những nguyên nhân chiếm tỷ lệ khá cao ở những người mắc bệnh tổ đỉa.
2. Do môi trường sống
Tổ đỉa là bệnh ngoài da dễ bị kích ứng bởi các tác nhân trong môi trường xung quanh. Chính những tác nhân như khói, bụi, môi trường bị ô nhiễm là nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa chủ yếu, những yếu tố này dần dần tác động làm lớp màng bảo vệ da yếu đi. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để bệnh tổ đỉa phát triển. Bên cạnh đó, việc thường xuyên tiếp xúc với lông thú nuôi, phấn hoa,… cũng sẽ gây ra tình trạng tổ đỉa và làm cho bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi chính là tác nhân gây bệnh tổ đỉa
3. Do chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống hàng ngày có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và các bệnh ngoài da. Tuy không phải là nguyên nhân chính gây bệnh tổ đỉa nhưng đây là yếu tố thúc đẩy bệnh hình thành và tái phát. Những nhóm thực phẩm có tỷ lệ gây dị ứng cao gồm có: Hải sản (tôm, cua, cá,…), đậu phộng, sữa, đồ ăn cay nóng, chất kích thích,…
4. Do yếu tố di truyền
Bệnh tổ đỉa cũng có yếu tố di truyền, nếu trong gia đình có người đã từng mắc bệnh thì tỷ lệ con cái tiềm ẩn nguy cơ bị bệnh lên tới 50%. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu mà nhiều người gặp phải.
Bệnh tổ đỉa có yếu tố di truyền
5. Do các tác nhân tại chỗ
Tác nhân tại chỗ gây ra bệnh tổ đỉa thường có liên quan đến các chất trong sinh hoạt như: Xà phòng, chất tẩy rửa, những sản phẩm vệ sinh, chăm sóc da, một số yếu tố khác như xăng dầu, xi măng,… Theo các chuyên gia, những trường hợp thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân này trong thời gian dài rất dễ mắc các bệnh ngoài da, trong đó có tổ đỉa.
6. Do sử dụng thuốc tây bừa bãi
Một nguyên nhân gây tổ đỉa nữa bạn cần phải biết và cảnh giác đó là do việc lạm dụng thuốc tây. Các loại thuốc tây thường cho hiệu quả trị bệnh nhanh chóng, thế nhưng đây cũng là con dao hai lưỡi vì gây ra tác dụng phụ. Sử dụng nhiều thuốc tây có thể làm hạn chế quá trình sản sinh tế bào mới, gia tăng khả năng mắc bệnh viêm da cơ địa, bệnh chàm, tổ đỉa,…
Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa là do lạm dụng thuốc tây
Bệnh chàm tổ đỉa có thể lặp đi lặp lại gây ra những vết nứt và dày ra, gây ngứa ngáy, khó chịu và trông rất mất thẩm mỹ. Nhiều người thắc mắc bệnh chàm tổ đỉa có chữa được không? Để có câu trả lời chính xác nhất, mời các bạn cùng lắng nghe chuyên gia Nguyễn Thành giải đáp cụ thể trong nội dung video dưới đây:
>>> Xem thêm: Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không
Cách phòng ngừa bệnh tổ đỉa tại nhà
Bệnh tổ đỉa do nhiều nguyên nhân gây ra nên bạn cần có những biện pháp phòng tránh hiệu quả. Dưới đây là một số biện pháp thông dụng:
+ Hạn chế ăn các thực phẩm dễ gây dị ứng: Như ở trên đã đề cập, bệnh tổ đỉa xuất hiện là do dị ứng thực phẩm. Vì vậy, bạn cần hạn chế các thực phẩm dễ gây dị ứng như: Hải sản, những thực phẩm lên men, chất kích thích,…
Hạn chế các thực phẩm muối chua để tránh bệnh tổ đỉa bùng phát
+ Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Hãy giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ và khô thoáng, đặc biệt là bàn chân, bàn tay, như vậy sẽ khiến cho các loại vi khuẩn gây bệnh không còn điều kiện sinh sôi và phát triển.
+ Chú ý đến các tác nhân dễ gây dị ứng: Khi gia đình nuôi thú cưng, bạn nên tắm rửa cho chúng thường xuyên và sau khi chơi đùa, nên rửa tay sạch sẽ để loại bỏ mầm bệnh. Bên cạnh đó, bạn đừng quên dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, tránh bụi bẩn, vi khuẩn trong không khí có cơ hội gây bệnh.
Hạn chế tiếp xúc với thú cưng để tránh vi khuẩn có cơ hội gây bệnh
+ Hạn chế tránh tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất, chất tẩy rửa: Khi bắt buộc phải tiếp xúc với các chất tẩy rửa, hóa chất, bạn nên bảo vệ da bằng cách mang găng tay, đeo đồ bảo hộ.
+ Không gãi: Bệnh tổ đỉa có thể gây ra tình trạng ngứa ngáy, tuy nhiên, bệnh nhân không nên gãi vì sẽ dễ làm cho vết thương nhiễm trùng, khiến tình trạng nặng hơn.
>>> Xem thêm: Bệnh viêm da tiếp xúc bội nhiễm và những điều cần biết
Hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa hiệu quả với kem bôi thảo dược
Đối với người bị bệnh tổ đỉa, sử dụng các loại thuốc tây y tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ. Thấu hiểu được vấn đề này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và bào chế thành công kem bôi Eczestop giúp hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa, viêm da cơ địa một cách đa chiều, hiệu quả. Sản phẩm này là một công thức chuyên biệt cho tình trạng chàm da nói chung và bệnh tổ đỉa nói riêng, giúp giảm dị ứng, bớt ngứa ngáy, cải thiện tình trạng tổn thương da thông qua tác dụng của kẽm salicylate, nano bạc, dịch chiết neem và chiết xuất vỏ núc nác. Đồng thời, sản phẩm cũng giúp dưỡng ẩm, làm sạch da và tăng cường sức khỏe của làn da nhờ có dầu dừa, chitosan. Kem Eczestop có thành phần từ thiên nhiên nên rất an toàn khi sử dụng lâu dài, đặc biệt thích hợp đối với các trường hợp bị tổ đỉa.
Eczestop hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa hiệu quả
Cảm nhận của khách hàng
Kem bôi Eczestop không chỉ cho hiệu quả tốt với bệnh tổ đỉa mà còn giúp cải thiện bệnh chàm, viêm da cơ địa… Một trường hợp điển hình cho bệnh viêm da cơ địa đó là chị Minh (ở Hà Nội). Chị cho biết, da của chị bong tróc, nứt nẻ vào mùa đông khiến chị cảm thấy vô cùng khó chịu, nhưng từ khi biết đến và sử dụng sản phẩm thảo dược Eczestop thì bệnh của chị đã được đẩy lùi. Xem chi tiết chia sẻ của chị Minh tại đây!
>>> Xem thêm: 3 mẹ con chị Nhung đã cải thiện viêm da cơ địa nhờ cách này chỉ trong 2 tháng TẠI ĐÂY
Đánh giá của chuyên gia
Mời các bạn cùng lắng nghe chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn về vấn đề: Bệnh chàm tổ đỉa có chữa được không trong video dưới đây:
>>> Xem thêm: Chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh tư vấn về 5 lợi ích vượt trội của Eczestop trong điều trị eczema ở video dưới đây:
Qua thông tin mà bài viết chia sẻ, bạn có thêm thông tin về nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa và cách điều trị hiệu quả. Hãy sử dụng Eczestop ngay hôm nay để bệnh tổ đỉa không còn là nỗi lo, bạn nhé!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh tổ đỉa và đặt mua sản phẩm Eczestop chính hãng với giá tốt nhất xin vui lòng liên hệ hotline: 0916.755.060 – 0916.757.545
Dược sĩ Đoàn Thu