Nếu bị ngứa kéo dài và có dấu hiệu nổi các mụn nước trên da thì có thể bạn đang mắc bệnh chàm. Bệnh chàm (hay còn gọi là eczema) có nhiều loại khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu về các loại chàm da và cách điều trị, phòng ngừa bệnh lý da liễu này nhé!
Bệnh chàm hay eczema là gì?
Bệnh chàm (bệnh eczema) là một dạng viêm da cơ địa cấp và mạn tính ảnh hưởng đến lớp da trên cùng, gây đỏ da, ngứa ngáy khó chịu, nổi sần mẩn ngứa. Đây là một trong những bệnh lý da liễu phổ biến nhất khi cả trẻ nhỏ và người lớn đều có nguy cơ mắc phải. Trong đó nhóm đối tượng dưới đây có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:
- Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ khi hàng rào bảo vệ da chưa được hoàn thiện đã phải tiếp xúc với môi trường kém vệ sinh, nhiều bụi bẩn và vi khuẩn.
- Người thân trong gia đình như ba, mẹ có tiền sử mắc bệnh chàm.
- Người làm việc trong môi trường có nồng độ độc hại cao.
- Người có tiền sử mắc bệnh dị ứng hoặc hen suyễn.
Chàm là bệnh da liễu cấp và mạn tính phổ biến
Các loại bệnh chàm thường gặp
Bệnh chàm có nhiều dạng. Mỗi loại chàm đặc trưng bởi các triệu chứng khác nhau và nhân tố kích thích bệnh cũng không tương đồng.
Chàm khô bàn tay
Thể chàm này chỉ ảnh hưởng đến da bàn tay, gặp ở những người thường xuyên tiếp xúc với nước và hóa chất, chẳng hạn như nhân viên y tế, lao công, tạp vụ,... Da bàn tay của người mắc dạng chàm này thường khô ráp, bong tróc và đôi khi đỏ ngứa, hình thành những nốt mụn nước.
Chàm tổ đỉa
Chàm tổ đỉa là thuật ngữ dùng để mô tả bệnh chàm biểu hiện triệu chứng trên da bàn tay và bàn chân. Nguyên nhân chủ yếu là do nước và các hóa chất mà bệnh nhân thường xuyên tiếp xúc. Triệu chứng của chàm tổ đỉa đặc trưng bởi các nốt phồng rộp gây ngứa và đỏ da.
Chàm sữa
Chàm sữa (hay lác sữa) là bệnh viêm da cơ địa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Các nốt chàm sữa thường tập trung trên mặt, má và vùng nếp gấp cơ thể của trẻ như khuỷu tay hay đầu gối. Đặc biệt là thường xảy ra khi bé bắt đầu tập bò, tập đi. Bệnh biểu hiện bởi những đốm mẩn ngứa nhỏ li ti trên da khiến trẻ khó chịu, thường quấy khóc và giật mình giữa đêm.
Lác sữa là thể bệnh chàm thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Chàm đồng tiền
Chàm đồng tiền đặc trưng bởi các nốt sần có hình như đồng xu màu đỏ, tạo sự khác biệt với các vùng da bình thường mà bạn dễ dàng quan sát được. Những nốt sần chứa dịch này vỡ ra làm lây lan và kết vảy, bong tróc da.
Viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa đặc trưng bởi những mảng đỏ với mụn nước trên khắp cơ thể. Chúng có thể xuất hiện trên mặt, cổ, da tay và da chân. Đôi khi còn tiết dịch và tạo mủ - nếu không chăm sóc kỹ rất có thể gây bội nhiễm trên da.
Viêm da tiếp xúc
Nếu da đỏ và ngứa khi tiếp xúc với vật thể nào đó rất có thể bạn đã bị viêm da tiếp xúc. Các tác nhân gây kích ứng thường gặp là trang sức, nước sơn, mỹ phẩm, phấn hoa, chất tẩy rửa có trong xà phòng,... Một số triệu chứng khác của viêm da tiếp xúc bao gồm: Nổi mề đay, châm chích,...
Viêm da tiếp xúc là một trong các loại bệnh chàm xảy ra khi da tiếp xúc với các tác nhân kích ứng
Viêm da thần kinh
Viêm da thần kinh thường đi kèm với các loại bệnh chàm khác như viêm da tiếp xúc. Đây là tình trạng các vùng da ở khu vực sau đầu, cánh tay, vùng sinh dục,... dày lên và gây ngứa. Nếu gãi ngứa gây chảy máu sẽ dẫn đến nhiễm trùng da.
Nguyên nhân gây nên bệnh chàm
Hiện nay, các chuyên gia vẫn chưa xác định được nguyên nhân dẫn đến chàm da, mặc dù đây là bệnh lý da liễu rất phổ biến. Hai nhân tố được đánh giá là có liên quan mật thiết với bệnh chàm bao gồm:
Yếu tố đến từ môi trường bên ngoài kích thích triệu chứng của bệnh chàm
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, môi trường sống không trực tiếp gây nên chàm da. Tuy nhiên, một số tác nhân trong môi trường sống có khả năng kích hoạt các phản ứng dị ứng biểu hiện thành triệu chứng chàm da. Chẳng hạn như:
- Căng thẳng tinh thần: Khi căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra hormon cortisol. Hormon này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ miễn dịch cũng như kiểm soát tình trạng viêm, làm cho cơ thể dễ bị bệnh và dị ứng.
- Thời tiết thay đổi thất thường, đôi lúc quá lạnh hoặc quá nóng làm cho làn da nhạy cảm của người bị chàm không kịp thích nghi. Điều này khiến các triệu chứng của bệnh chàm trở nên nặng hơn.
- Vệ sinh kém hoặc vệ sinh thân thể không đúng cách (thường là trẻ nhỏ) khiến cho vi khuẩn bám vào cơ thể, lâu dần tích tụ gây nên bệnh chàm.
- Một số bệnh ngoài da như ghẻ lở làm suy yếu hàng rào bảo vệ da, tạo điều kiện cho chàm phát triển.
Bên cạnh đó, lạm dụng một số loại thuốc như thuốc kháng viêm NSAIDs, kháng sinh cũng có nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ khiến da bị viêm nhiễm.
Thời tiết quá nóng gây đổ mồ hôi cũng có thể nguyên nhân gây bùng phát các triệu chứng của bệnh chàm
Yếu tố di truyền quyết định bạn có nguy cơ cao mắc bệnh chàm da hay không
Nhiều nghiên cứu tổng hợp cho thấy, những người bị chàm da thường có người thân trong gia đình cũng có tiền sử mắc phải bệnh này. Hoặc những người có tiền sử bị dị ứng, hen suyễn, sốt cỏ khô cũng có nguy cơ cao bùng phát các loại bệnh chàm trong tương lai.
Có thể nói, một số gen đã bị đột biến dẫn đến tình trạng bệnh chàm da và đã được di truyền giữa những người trong cùng gia đình.
Bị bệnh chàm thì phải làm sao?
Chàm là một thể bệnh lành tính, ít gây nguy hiểm cho người mắc. Nhưng bệnh chàm hiện nay không có thuốc đặc trị. Việc bạn cần làm là áp dụng các biện pháp giúp giảm triệu chứng bệnh và ngăn ngừa tái phát.
Cách chăm sóc chàm da tại nhà
Bệnh chàm thể nhẹ có thể được kiểm soát tốt tại nhà bởi các mẹo sau đây:
- Tránh xa các yếu tố có thể gây kích ứng cho da. Ví dụ như: Các loại xà phòng, mỹ phẩm, phấn hoa, côn trùng,... trong quá trình điều trị bệnh và khi đã khỏi bệnh.
- Làm sạch da thường xuyên, có thể sử dụng các loại dung dịch sát khuẩn để hạn chế vi khuẩn trú ngụ gây bội nhiễm.
- Nếu da quá khô cần được dưỡng ẩm bằng các sản phẩm thích hợp. Tốt nhất là bôi kem dưỡng 2 lần mỗi ngày sau khi tắm. Nên lựa chọn các loại kem dưỡng ẩm lành tính với thành phần tốt cho da.
- Ngủ đủ giấc và giảm tải áp lực bằng các biện pháp như ngồi thiền hay tập yoga giúp ngủ ngon.
Làm sạch và dưỡng ẩm da đúng cách là công thức “đánh bại” bệnh chàm
Điều trị bệnh chàm bằng thuốc
Song song với việc chăm sóc da và tinh thần, hạn chế tiếp xúc với các nhân tố kích thích bệnh chàm thì người mắc cũng cần dùng thuốc để giảm triệu chứng:
- Thuốc kháng viêm chứa corticosteroid. Các loại kem, thuốc mỡ corticosteroid là chỉ định hàng đầu trong điều trị bệnh chàm. Chúng sẽ nhanh chóng làm dịu các triệu chứng viêm. Trường hợp bệnh chàm không đáp ứng với thuốc bôi ngoài da, bác sĩ có thể kê đơn corticosteroid đường uống hoặc đường tiêm.
- Thuốc kháng histamin cũng có thể được chỉ định trong một số trường hợp, hiệu quả trong việc giảm ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh.
- Kháng sinh được chỉ định khi bệnh chàm tiến triển nặng hoặc xác định là nhiễm trùng da do vi khuẩn.
>>>XEM THÊM: 9 thực phẩm tốt cho người bệnh ECZEMA mà bạn nên bổ sung ngay!
Mẹo cải thiện bệnh chàm hiệu quả với Eczestop
Dưỡng ẩm và làm sạch da được xem là “bộ đôi hoàn hảo” giúp điều trị cũng như phòng ngừa bệnh chàm. Thấu hiểu được điều này, các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho ra mắt sản phẩm kem dưỡng ẩm có khả năng làm sạch da mang tên Eczestop. Sản phẩm chứa các thành phần đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh chàm da. Cụ thể:
- Kẽm salicylate. Không chỉ là hoạt chất “quen thuộc” trong các sản phẩm điều trị bệnh da liễu mà nghiên cứu thực hiện tại Ấn Độ năm 2014 còn cho thấy đặc tính chống viêm và tăng tái tạo biểu mô hỗ trợ điều trị eczema của kẽm.
- Dầu dừa. Trong một nghiên cứu mới đây (năm 2018) được thực hiện tại Hàn Quốc, dầu dừa nguyên chất đã cho thấy khả năng cải thiện các triệu chứng rối loạn da bằng cách dưỡng ẩm và làm dịu da.
- Tinh dầu hạt neem. Nghiên cứu trong ống nghiệm đánh giá hiệu quả kháng khuẩn của chiết xuất cây neem chống lại vi khuẩn Streptococcus mutans và nấm Candida albicans được thực hiện năm 2019 cho thấy: Neem có hoạt tính kháng khuẩn cao hơn cả hợp chất hóa học giúp khử trùng và sát trùng chlorhexidine.
- Nano bạc. Nghiên cứu cho thấy, chỉ cần một lượng nano bạc rất nhỏ đã giúp tiêu diệt hoàn toàn các vi sinh vật gây bệnh, ngay cả với những chủng vi khuẩn đa kháng rất nhiều loại kháng sinh.
- Chiết xuất vỏ núc nác đã được chứng minh có khả năng chống oxy hóa và kháng khuẩn in vitro.
- Chitosan có tác dụng kháng khuẩn và phục hồi vết thương. Tác dụng này đã được chứng minh trên thí nghiệm ở chuột thực hiện vào năm 2010.
Kem Eczestop - Trợ thủ đắc lực giúp hỗ trợ điều trị bệnh chàm
Như vậy, kem Eczestop mang đến các tác dụng hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh chàm như: Chống viêm, giảm ngứa, kháng khuẩn, phục hồi tổn thương và tăng tái tạo da, hạn chế nguy cơ tái phát bệnh chàm.
Để đạt được hiệu quả tối ưu, cải thiện bệnh chàm từ bên trong và ngăn ngừa tái phát, bạn nên kết hợp sử dụng viên uống Kim Miễn Khang. Sản phẩm có thành phần chính là cây sói rừng giúp tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, tác động trực tiếp vào phần “gốc rễ” gây ra bệnh chàm. Không những thế, những thành phần thảo dược khác kết hợp cũng giúp tăng cường tái tạo da, tác dụng kháng khuẩn hiệu quả.
Rất nhiều người đã cải thiện các triệu chứng chàm, eczema, viêm da cơ địa nhờ dùng kem làm sạch da Eczestop. Chị Thương (Vĩnh Phúc) cho biết: “Tôi 35 tuổi, vậy mà hơn một phần ba cuộc đời phải khổ sở với viêm da cơ địa. Cách đây vài tháng, tôi đã tìm được một loại kem bôi ngoài da có tên là Eczestop dùng cho người bị viêm da cơ địa. Tôi mua thử một tuýp về dùng được 1 tháng thì thấy tình trạng được cải thiện khá rõ. Những vùng tổn thương trước đây bị khá nặng, da dày sừng lên và sẫm màu lại, vậy mà giờ đã mềm, bong tróc lớp sừng, da sáng hơn. Những vùng đang bị mụn nước li ti, đóng vảy cũng đã bong tróc, mềm mịn. Đặc biệt, điều tôi rất thích ở Eczestop là mỗi lần bôi vào thì giảm ngứa và da bớt khô, mùi của kem bôi cũng rất dễ chịu. Thấy tốt và an toàn, không gây tác dụng phụ, tôi bôi Eczestop liên tục 3 tháng nay, kết hợp với dưỡng ẩm và ăn uống điều độ, tình trạng viêm da cơ địa tiến triển khá tốt, da lành lại, chưa thấy tái phát”. Xem chi tiết TẠI ĐÂY.
Giải thưởng uy tín của Eczestop
Eczestop vinh dự nhận giải thưởng “Sản phẩm uy tín, chất lượng, an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng” do Hội Khoa học & Công nghệ lương thực thực phẩm Việt Nam trao tặng; Chứng nhận “Thương hiệu gia đình tin dùng”: Đây một lần nữa khẳng định uy tín và sự tín nhiệm của người tiêu dùng đối với sản phẩm.
Eczestop vinh dự nhận được nhiều giải thưởng uy tín
Làm sao để phòng ngừa bệnh chàm bùng phát?
Một trong những điều khiến bệnh chàm trở nên đáng lo ngại là khả năng tái phát rất cao. Đặc biệt là khi bạn không chăm sóc và vệ sinh da đúng cách. Dưới đây là một số lời khuyên từ các chuyên gia mà bạn có thể áp dụng để ngăn ngừa bệnh chàm tái phát thường xuyên:
- Hạn chế dùng xà phòng có chứa chất tẩy rửa. Thay vào đó nên dùng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên, lành tính cho da.
- Xem kỹ và tránh xa mỹ phẩm chứa hương liệu và chất tạo màu hoặc các chất có khả năng gây kích ứng khác.
- Làm sạch da và thường xuyên dưỡng ẩm, đảm bảo cho da vừa sạch vừa không quá khô.
- Ăn uống đầy đủ chất giúp hình thành hệ miễn dịch khỏe mạnh, hạn chế tạo “thời cơ” cho vi khuẩn tấn công.
- Nếu xuất hiện các nốt mẩn ngứa, hạn chế gãi khiến da trầy xước.
- Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các bố mẹ cần đảm bảo cho da bé luôn khô thoáng.
Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh chàm và những phương pháp điều trị, kiểm soát tình trạng hiện nay. Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào hay cần được tư vấn về các vấn đề da hoặc đặt mua sản phẩm Kim Miễn Khang & Eczestop chính hãng với giá tốt nhất, hãy để lại thông tin liên hệ hoặc (zalo/ viber) hotline: 0916.755.060 – 0916.757.545!
Nguồn tham khảo: