Các triệu chứng của bệnh chàm gây khó chịu cho người mắc. Và không phải cách chữa bệnh chàm nào cũng đáp ứng với tất cả mọi người. Việc làm quen với các lựa chọn đồng thời tham khảo ý kiến của chuyên gia sẽ giúp bạn tìm được hướng điều trị bệnh chàm hiệu quả. Vậy có những phương pháp nào chữa bệnh chàm da? Cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây!
Cách chữa bệnh chàm bằng thuốc tây y
Dưới đây là các thuốc Tây y phổ biến thường được bác sĩ kê đơn giúp cải thiện triệu chứng bệnh chàm da.
Kem, thuốc mỡ chứa corticosteroid bôi tại chỗ
Corticosteroid là hoạt chất có tác dụng chống viêm và làm giảm các triệu chứng bệnh chàm da (ngứa, sưng, đỏ). Đây là một trong những thuốc kê đơn được dùng phổ biến cho các loại bệnh chàm. Một số vùng da như da mặt, da nếp gấp, da mỏng, da giữa mông và dùi, bộ phận sinh dục là những vùng da hấp thụ nhiều thuốc hơn và cần lưu ý khi sử dụng.
Thuốc có nhiều tác dụng phụ tiềm ẩn tại chỗ như mỏng da, tĩnh mạch nhện, rạn da, mụn trứng cá. Nguy cơ xuất hiện các tác dụng phụ có liên quan đến hiệu lực loại corticosteroid, vị trí và thời gian sử dụng. Thuốc chỉ nên được sử dụng liên tục trong thời gian ngắn và tuân theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ.
Corticosteroid là thuốc bôi phổ biến dùng cho người bệnh chàm
Thuốc corticosteroid dùng toàn thân
Khi điều trị tại chỗ không đáp ứng, bác sĩ có thể kê thuốc corticosteroid toàn thân cho người bệnh chàm. Thuốc có tác dụng ức chế hệ miễn dịch giúp làm chậm các triệu chứng của bệnh chàm da. Sử dụng corticoid toàn thân kéo dài (hơn một tháng) có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng sau: da mỏng, rạn da, rụng tóc, gia tăng nhiễm trùng, loãng xương, huyết áp cao, tăng nhãn áp, tăng cân, tăng trưởng còi cọc ở trẻ.
Theo khuyến cáo của Học viêm Da liễu Hòa Kỳ, “Nên tránh sử dụng corticosteroid toàn thân nếu có thể điều trị bệnh chàm bằng phương pháp khác. Chỉ nên sử dụng corticoid toàn thân cho các đợt cấp tính, nghiêm trọng và dùng trong thời gian ngắn.”
Thuốc ức chế calcineurin dùng tại chỗ
Thuốc ức chế calcineurin tác động đến hệ miễn dịch giúp giảm tình trạng viêm và ngăn ngừa các triệu chứng chàm da. Thuốc có thể áp dụng cho tất cả các vùng da, kể cả vùng da nhạy cảm như mí mắt, mặt, vùng da nếp gấp hoặc bộ phận sinh dục.
Thuốc ức chế calcineurin có thể được kê để kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa bùng phát dài ngày. Một số tác dụng phụ thường gặp của thuốc như xuất hiện cảm giác châm chích nhẹ hoặc nóng rát khi dùng lần đầu, tăng nhạy cảm da với ánh sáng.
Tacrolimus là hoạt chất có tác dụng ức chế calcineurin được dùng trong điều trị chàm da
Thuốc kháng sinh đường uống
Nếu bệnh chàm da xảy ra cùng với tình trạng nhiễm trùng da do vi khuẩn, các bác sĩ sẽ kê kháng sinh đường uống cho bạn.
Thuốc kháng histamin
Thuốc kháng histamin có tác dụng làm giảm các triệu chứng phản ứng dị ứng, ngứa và có xu hướng gây ngủ. Do đó, thuốc kháng histamin được sử dụng vào buổi tối để hạn chế nguy cơ gãi ngứa vào ban đêm.
Mẹo chữa bệnh chàm từ dân gian
Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên để chữa bệnh chàm da. Các biện pháp tự nhiên giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh chàm và giúp ngăn ngừa bùng phát.
Bọc ướt bằng giấm táo
Giấm táo từ xa xưa đã được dân gian áp dụng trong điều trị các tình trạng rối loạn da phổ biến. Mặc dù, hiện tại vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào chứng minh giấm táo có hiệu quả trong làm giảm các triệu chứng bệnh chàm. Nhưng với tác dụng của giấm táo dưới đây được xem là có ích trong điều trị chàm da:
- Giấm táo giúp cân bằng acid trên da.
- Giấm táo có tác dụng chống vi khuẩn.
Cách sử dụng: pha loãng 1 muỗng giấm táo với một cốc nước ấm. Thấm dung dịch giấm táo vừa pha loãng vào bông hoặc gạc. Sau đó, đắp lên vùng da bị tổn thương khoảng 3 giờ.
Sử dụng giấm táo là một trong những mẹo dân gian chữa bệnh chàm
Thoa gel nha đam
Gel nha đam đã được sử dụng trong dân gian nhiều thể kỷ điều trị một số tình trạng ngoài da. Năm 2017, các nhà nghiên cứu cũng báo cáo rằng, gel nha đam có tác dụng kháng khuẩn, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, tăng cường hệ miễn dịch cho da.
Sử dụng gel nha đam cho người bệnh chàm giúp dưỡng ẩm cho da, làm dịu da bị khô, nứt nẻ, ngăn ngừa nhiễm trùng da. Nhìn chung, gel nha đam được đánh giá là an toàn và hiệu quả cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Bạn có thể sử dụng gel nha đam có sẵn trên thị trường hoặc sử dụng phần gel được lấy trực tiếp từ lá nha đam.
Cách sử dụng: Làm sạch vùng da bị ảnh hưởng, thoa trực tiếp gel nha đam lên vùng da đó. Ngày thoa 3-4 lần để có được hiệu quả tốt nhất.
>> Xem thêm: 3 bài thuốc chữa bệnh chàm bằng thuốc nam chớ nên bỏ lỡ!
Kem làm sạch da Eczestop - Giải pháp từ thiên nhiên giúp kiểm soát bệnh chàm da
Trong sản phẩm Eczestop có chứa Kẽm salicylat, Chitosan, Nano bạc. Đây là sự kết hợp đem lại hiệu quả kháng khuẩn và tăng cường miễn dịch cho làn da. Đặc biệt, Eczestop còn là một giải pháp từ thiên nhiên với các thành phần như chiết xuất vỏ Núc Nác, dịch chiết hạt Neem và dầu Dừa nguyên chất.
Trong nghiên cứu tại Ấn độ năm 2018 trên chuột bạch tạng Thụy Sĩ đã cho kết quả rằng, chiết xuất vỏ Núc Nác có tác dụng ức chế NF-κB và COX-II, làm chậm quá trình peroxy hóa lipid trên da, tăng sinh tổng hợp collagen và ADN. Điều này được ghi nhận là có tác dụng làm co miệng vết thương và tăng khả năng chữa lành vết thương của da.
Chất đắng kết tinh oroxylin và các chất flavonoid (baicalein, chrysin) trong vỏ Núc Nác giúp tăng cường hệ miễn dịch
Dầu dừa có tác dụng làm mềm, dưỡng ẩm cho da hiệu quả. Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học còn cho thấy rằng, sử dụng dầu dừa bôi tại chỗ làm giảm lượng vi khuẩn tụ cầu trên da giúp ngăn ngừa tình trạng bệnh chàm bội nhiễm.
Chình vì vậy, sử dụng kem làm sạch da Eczestop đem lại hiệu quả tốt trong việc kiểm soát bệnh chàm. Giúp giảm thiểu các triệu chứng viêm, ngứa, nứt da. Khi dùng kéo dài còn giúp tăng cường sức khỏe làn da và phòng ngừa tái phát các triệu chứng bệnh chàm.
Vậy kem làm sạch da Eczestop có thực sự tốt? Cùng xem nhận định của chuyên gia da liễu về các lợi ích của Eczestop hỗ trợ quá trình điều trị bệnh chàm da. Dưới đây là sự chia sẻ của TS. Nguyễn Thị Vân Anh về những tác dụng của sản phẩm.
Bên cạnh đó, Eczestop còn được báo Lao Động Xã Hội trao giải thưởng “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt Nhất cho Gia đình, Trẻ em. Điều này đã góp phần khẳng định thêm niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm.
Các biện pháp chăm sóc tại nhà hỗ trợ quá trình điều trị bệnh chàm
Một số biện pháp chăm sóc tại nhà mà những người bệnh chàm da có thể áp dụng để hỗ trợ giúp giảm bớt triệu chứng và nâng cao sức khỏe làn da.
Tắm nước ấm
Thực hiện tắm nước ẩm trong khoảng 5-10 phút mỗi ngày. Bạn cũng có thể ngâm mình trong bồn nước ấm giúp da dễ hấp thụ độ ẩm hơn, thư giãn cơ thể và giảm bớt căng thẳng.
Dưỡng ẩm cơ thể hàng ngày
Da của người bệnh chàm thường có xu hướng khô, nứt nẻ, hàng rào bảo vệ da kém. Điều này lại làm cho tình trạng bệnh phát triển và dễ tái phát. Cung cấp độ ẩm cần thiết và giữ ẩm tốt trên da sẽ giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng và tăng khả năng hàng rào bảo vệ da.
Cắt ngắn móng tay
Việc gãi ngứa là điều khó có thể tránh khỏi khi mắc bệnh chàm da. Người bệnh có thể gãi trong vô thức mà không kiểm soát được. Gãi ngứa có thể làm xước da và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh. Do đó, bạn nên cắt ngắn móng tay để có thể hạn chế tối đa tác hại của việc gãi ngứa.
Cắt móng tay giúp hạn chế tác hại khi gãi ngứa
Sử dụng xà phòng và chất tẩy rửa dịu nhẹ
Các chất hóa học, chất làm thơm trong xà phòng và các chất tẩy rửa có thể làm khô da, trầm trọng thêm tình trạng bệnh hoặc bùng phát các triệu chứng bệnh chàm da.
>> Xem thêm: Áp dụng cách chữa bệnh chàm bằng lá ổi có thực sự hiệu quả không?
Các câu hỏi thường gặp khi chữa bệnh chàm
Cùng giải đáp một số thắc mắc phổ biến mà người mắc bệnh chàm da nên quan tâm.
Bệnh chàm có được chữa khỏi được không?
Hiện tại, chưa có một phương pháp nào giúp chữa khỏi hoàn toàn bệnh chàm da.
Khi nào nên thăm khám bác sĩ khi mắc bệnh chàm da?
Hãy thăm khám bác sĩ da liễu nếu bạn xuất hiện các dấu hiệu như sau:
- Các triệu chứng của bệnh chàm gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và các hoạt động hàng ngày của bạn.
- Tình trạng bệnh của bạn ngày càng tồi tệ hơn.
- Khoảng cách giữa các đợt tái phát triệu chứng ngày càng ngắn lại.
- Có xuất hiện các triệu chứng mới liên quan đến bệnh chàm da.
- Các triệu chứng của bệnh chàm đang có xu hướng lan rộng ra các vùng da mới.
Có thực phẩm nào nên hoặc tránh ăn trong quá trình chữa bệnh chàm?
Một số loại thực phẩm mà chúng ta sử dụng hàng ngày có thể góp phần gây ra hoặc làm giảm viêm trong cơ thể. Vì vậy, việc thay đổi một vài chế độ ăn uống hàng ngày góp phần giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa bùng phát bệnh chàm.
Một số thực phẩm chống viêm bạn nên lưu ý như: rau xanh, trái cây, đậu, nghệ, quế, thực phẩm giàu probiotic (sữa chua, đồ lên men),...Và các loại thực phẩm gây viêm phổ biến như: trứng, sữa, gluten hoặc lúa mì và đậu nành, trái cây họ cam quýt.
Không có phương pháp chữa bệnh chàm dứt điểm, tuy nhiên người bệnh có thể kiểm soát các triệu chứng và ngăn ngừa bùng phát trở lại. Bệnh chàm nên được tiến hành điều trị sớm để tránh làm trầm trọng thêm gây ra các biến chứng không mong muốn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến các cách chữa bệnh chàm, hãy để lại thông tin liên lạc hoặc liên hệ hotline (Zalo/Viber): 0916.755.060/0916.757.545 để nhận được thêm sự tư vấn.
Link tham khảo:
https://www.medicalnewstoday.com/articles/14417#treatments
https://www.medicalnewstoday.com/articles/324228#_noHeaderPrefixedContent