Bệnh chàm có chữa hết không? Câu trả lời sẽ có ngay TẠI ĐÂY!

Bệnh chàm có chữa hết không? là thắc mắc của rất nhiều người đang mắc phải bệnh lý này. Bệnh chàm gây ra vô số phiền toái cho người mắc cả về thể chất và tinh thần. Tìm được giải pháp chữa bệnh chàm an toàn, hiệu quả luôn là mong muốn của nhiều người. Nhưng các phương pháp tây y hiện nay có giúp chữa khỏi bệnh chàm không và đâu là cách kiểm soát bệnh lý này hiệu quả?

Bệnh chàm là gì?

Bệnh chàm (hay viêm da cơ địa, eczema) là tên gọi chung cho các bệnh lý có các triệu chứng điển hình như da bị đỏ, ngứa và viêm. Có nhiều thể chàm khác nhau, bao gồm: Chàm dị ứng, chàm tiếp xúc, chàm tổ đỉa, chàm đồng tiền và chàm ứ đọng.

Bệnh chàm rất phổ biến hiện nay. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dễ phát triển bệnh chàm ở mặt (má, cằm) và một số nơi khác trên cơ thể. Bệnh có thể kéo dài đến tận khi trẻ lớn lên.

 Bệnh chàm hay gặp ở trẻ nhỏ

Bệnh chàm hay gặp ở trẻ nhỏ

Người lớn cũng có thể bị bệnh chàm, dù cho hồi nhỏ họ chưa bao giờ mắc. Bệnh chàm không hề lây nhiễm từ người này sang người khác. Vì thế các bạn không nên xa lánh người bị chàm.

Triệu chứng của bệnh chàm là ngứa, khô, sần sùi, bong tróc, có thể chảy nước, viêm và kích ứng da. Bệnh sẽ có đợt bùng lên, thuyên giảm, rồi lại tái phát trở lại.

Bệnh chàm có thể xảy ra ở bất cứ đâu nhưng thường gặp ở các vị trí như cánh tay, khuỷu tay, mu bàn tay, mu bàn chân, nếp gấp đầu gối, má và da đầu. Bệnh có thể lan rộng ra các vùng da khác trên cơ thể.

Người mắc có thể nhận biết bệnh chàm qua các dấu hiệu như:

- Ngứa

-  Vùng da bị tổn thương do chàm có màu đỏ hoặc đỏ nâu

- Da bị sưng lên, có thể chảy nước khi gãi vào

- Các tổn thương đóng vẩy, cứng, khô, màu vàng

- Da dày, có vẩy.

>>>Xem thêm: Biểu hiện bệnh chàm là gì? Đọc ngay kẻo lỡ!

Bệnh chàm có chữa hết không?

Muốn biết bệnh chàm có chữa hết không? các bạn cần hiểu về nguyên nhân của bệnh và cách điều trị bệnh lý này. Hiện nay, nguyên nhân gây bệnh chàm vẫn chưa được xác định rõ ràng. Người ta cho rằng, bệnh được kích hoạt bởi một hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, phản ứng mạnh mẽ khi tiếp xúc với các chất kích thích. Cũng có lúc, bệnh được kích hoạt bởi phản ứng bất thường của hệ miễn dịch với các protein vốn dĩ là một thành phần bình thường của cơ thể. Thông thường, hệ thống miễn dịch thường chỉ tấn công các tác nhân lạ, chẳng hạn như vi khuẩn hoặc virus. Nhưng trong bệnh chàm, hệ thống miễn dịch mất khả năng phân biệt protein của cơ thể và tác nhân bên ngoài, dẫn tới tấn công cả hai. Nếu trong gia đình có người thân đã từng mắc bệnh chàm thì bạn sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh lý này.

Ngoài ra, khi gặp các yếu tố thuận lợi sau đây, bệnh chàm có thể tái phát:

- Tiếp xúc với hóa chất (chất tẩy rửa, nước rửa bát,…)

- Các vật liệu thô ráp như vải len

- Ra nhiều mồ hôi

- Thay đổi thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm môi trường bị biến đổi đột ngột

- Căng thẳng

- Các thực phẩm gây dị ứng, lông động vật

- Nhiễm trùng đường hô hấp trên (viêm họng, viêm thanh quản, viêm xoang).

 Bệnh chàm dễ tái phát khi tiếp xúc với vải len

Bệnh chàm dễ tái phát khi tiếp xúc với vải len

Như vậy, nguyên nhân gây bệnh chàm có liên quan đến rối loạn hệ miễn dịch và di truyền. Để điều trị bệnh chàm, các phương pháp tây y hiện nay thường chỉ tác động đến việc giảm triệu chứng, chứ chưa ngăn chặn được nguyên nhân sâu xa là rối loạn hệ miễn dịch.

Dưới đây là một số thuốc điều trị bệnh chàm hay được sử dụng hiện nay:

- Thuốc bôi corticoid: Giúp giảm ngay lập tức triệu chứng ngứa và viêm trong bệnh chàm. Hydrocortisone là một loại corticoid không kê đơn hay được bác sĩ da liễu kê cho người bị chàm nhẹ đến vừa. Với các thể chàm nặng (vùng da bị bệnh dày, bong tróc), một corticoid mạnh hơn sẽ thay thế cho hydrocortisone. Tuy nhiên, khi bôi các thuốc corticoid lâu dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ, thường gặp nhất là mỏng da, teo da, rạn da.

 Corticoid là thuốc hay dùng để điều trị bệnh chàm

Corticoid là thuốc hay dùng để điều trị bệnh chàm

- Thuốc bôi NSAID: Nhóm thuốc NSAID (non-steroidal anti-inflammatory drug, thuốc chống viêm không steroid) cũng được sử dụng trong điều trị các thể chàm da từ nhẹ đến trung bình. Tác dụng của nhóm thuốc này là giảm viêm.

- Pimecrolimus và tacrolimus: Hai loại thuốc này giúp giảm viêm trong bệnh chàm từ vừa đến nặng. Bản chất của chúng không phải là corticosteroids. Mặc dù giúp giảm triệu chứng nhưng thuốc có thể làm tăng nguy cơ ung thư da và u lympho.

- Thuốc corticoid đường uống: Thường chỉ sử dụng trong những đợt bùng phát của bệnh chàm hay với các thể chàm nặng, kháng với điều trị. Hơn nữa, các tác dụng phụ của corticoid đường uống là rất nghiêm trọng (loãng xương, suy tuyến vỏ thượng thận, tổn thương da) nên thuốc này chỉ được sử dụng trong thời gian rất ngắn dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.

- Thuốc ức chế hệ miễn dịch: Nhóm thuốc này giúp kìm hãm sự phản ứng quá mức của hệ miễn dịch. Một số thuốc điển hình của nhóm này như cyclosporine, methotrexate.

- Kháng sinh: Được sử dụng khi bệnh chàm bị bội nhiễm vi khuẩn hoặc virus.

- Thuốc kháng histamin: Có tác dụng giảm ngứa trong bệnh chàm. Người mắc chàm có thể uống thuốc kháng histamin vào buổi tối, không nên dùng thuốc vào ban ngày.

Tóm lại, các thuốc điều trị bệnh chàm chỉ giúp cải thiện triệu chứng, không tác động được vào nguyên nhân gây bệnh. Hơn nữa, khi gặp các yếu tố thuận lợi từ môi trường bên ngoài, bệnh chàm có thể tái phát. Như vậy, trên đây là hai luận điểm để giải đáp cho thắc mắc: “Bệnh chàm có chữa hết không?”. Câu trả lời là không.

>>>Xem thêm: 3 cách trị bệnh chàm từ dầu dừa

Ngăn ngừa bệnh chàm tái phát nhờ sản phẩm thảo dược

Hiện tại, bạn chưa thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh chàm nhưng vẫn có giải pháp để kiểm soát tình trạng này, ngăn ngừa tái phát bằng cách kết hợp giữa thuốc tây và kem bôi thảo dược.

Hiện nay, trên thị trường có sản phẩm mang tên Eczestop đáp ứng được các mục tiêu trong kiểm soát bệnh chàm. Đây là một công thức chuyên biệt cho bệnh chàm, giúp giảm dị ứng, bớt ngứa ngáy, cải thiện tình trạng tổn thương da thông qua tác dụng của kẽm salicylate, nano bạc, dịch chiết neem và chiết xuất vỏ núc nác. Đồng thời sản phẩm cũng giúp dưỡng ẩm, làm sạch da và tăng cường sức khỏe của làn da nhờ có dầu dừa, chitosan. Các thành phần của Eczestop còn giúp phòng ngừa bệnh chàm tái phát. Sản phẩm có thành phần từ thiên nhiên nên rất an toàn khi sử dụng.

Kem bôi Eczestop giúp cải thiện bệnh chàm 

Kem bôi Eczestop giúp cải thiện bệnh chàm

Cảm nhận của khách hàng

Tình trạng viêm da cơ địa của chị Hân đã được cải thiện đáng kể chỉ sau 2 - 3 tuần dùng Eczestop. Xem chi tiết chia sẻ của chị Hân TẠI ĐÂY

>>>Xem thêm: Những người bị chàm khác chia sẻ bí quyết cải thiện chàm nhờ kem bôi Eczestop TẠI ĐÂY!

Đánh giá của chuyên gia

Mời các bạn cùng lắng nghe chuyên gia Nguyễn Thành trả lời câu hỏi: “Bệnh chàm có chữa hết không?” trong video sau đây:

>>>Xem thêm: Tư vấn của chuyên gia về vấn đề: Có thể chữa bệnh chàm bằng đông y không?

Qua thông tin bài viết chia sẻ, các bạn đã trả lời được thắc mắc: “Bệnh chàm có chữa hết không?”. Với giải pháp an toàn từ kem bôi Eczestop, các triệu chứng của bệnh chàm sẽ được giảm nhẹ, đồng thời, giúp ngăn ngừa tái phát về sau. Hãy sử dụng Eczestop ngay hôm nay để bệnh chàm được kiểm soát, bạn nhé!

Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh chàm có chữa hết không và đặt mua sản phẩm Eczestop chính hãng với giá tốt nhất xin vui lòng liên hệ hotline: 0916.755.060 – 0916.757.545

Dược sĩ Đoàn Thu

Kem-lam-sach-da-Eczestop.webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  •  Cách điều trị viêm da dị ứng tại nhà vô cùng đơn giản mà hiệu quả
    Cách điều trị viêm da dị ứng tại nhà vô cùng đơn giản mà hiệu quả

    Viêm da dị ứng là căn bệnh ngoài da dễ tái phát và gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh. Việc điều trị viêm da dị ứng không phải quá khó khăn, tuy nhiên, phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân, tình trạng bệnh và đòi hỏi sự phối hợp tích cực từ người mắc. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra cách trị viêm da dị ứng đơn giản, bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.

  •      Bệnh viêm da cơ địa là gì và cách điều trị
    Bệnh viêm da cơ địa là gì và cách điều trị

    Viêm da cơ địa là gì và có cách nào để điều trị viêm da cơ địa không,… là băn khoăn của rất nhiều người. Bởi đây là bệnh ngoài da, có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người mắc, mặc dù bệnh không đe dọa tính mạng. Để hiểu hơn về bệnh lý này, mời bạn hãy dành vài phút đọc ngay bài viết nhé!

  •  3 mẹo chữa viêm da cơ địa ngay tại nhà từ những nguyên liệu đơn giản
    3 mẹo chữa viêm da cơ địa ngay tại nhà từ những nguyên liệu đơn giản

    Tác giả: Phương Thảo

  • 3 thể bệnh thường gặp nhất của bệnh eczema
    3 thể bệnh thường gặp nhất của bệnh eczema

    Bệnh eczema là bệnh lý da liễu ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Theo thống kê tại Hoa Kỳ, hơn 30 triệu người ở quốc gia này mắc bệnh eczema. Eczema có rất nhiều thể bệnh, mỗi thể bệnh có các đặc trưng riêng. Dưới đây là 3 thể bệnh thường gặp nhất trong các bệnh eczema.