Chàm khô là một trong những bệnh ngoài da phổ biến, bệnh chàm khô thường gặp ở nhiều lứa tuổi. Tuy nhiên, những triệu chứng của bệnh dễ bị nhầm lẫn với những bệnh ngoài da khác. Hầu hết người mắc đều tự ý chẩn đoán dẫn đến điều trị sai, khiến cho bệnh nặng thêm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thể nhận biết bệnh chàm khô qua các triệu chứng của bệnh.
Bệnh chàm khô là gì?
Bệnh chàm khô là một thể bệnh chàm thường gặp với biểu hiện khô nứt nẻ, rướm máu ở vùng da lòng bàn tay, bàn chân khi trời lạnh hoặc khi tiếp xúc hóa chất. Bệnh chàm khô khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt và lao động, ảnh hưởng đến khả năng năng làm việc cũng như chất lượng cuộc sống.
Bệnh chàm khô là gì?
Hầu hết chàm khô chỉ xuất hiện tại một vị trí nhất định nào đó, ví dụ ở mặt hoặc tay chân. Tuy nhiên, trong một số các trường hợp đặc biệt, có thể xuất hiện ở nhiều vị trí, tốt nhất, bạn nên đến khám bác sĩ để được tư vấn sớm nhất.
>>> Xem thêm: Bệnh chàm ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị
Nguyên nhân gây ra bệnh chàm khô
Bệnh chàm khô là một thể chàm thường gặp với biểu hiện khô nứt nẻ, rớm máu ở vùng da lòng bàn tay, bàn chân khi trời lạnh hoặc khi tiếp xúc hóa chất. Bệnh chàm khô khiến người bệnh gặp nhiều bất tiện trong sinh hoạt, lao động và ảnh hưởng đến khả năng năng làm việc, chất lượng cuộc sống.
Các chuyên gia cho biết, bệnh chàm khô hiện vẫn chưa được xác định chính xác nguyên nhân, nhưng có những yếu tố làm bùng phát bệnh như sau:
Yếu tố di truyền
Bệnh có tính chất di truyền từ ông bà, cha mẹ nên thế hệ con cháu có nguy cơ mắc bệnh cao. Theo thống kê, những người trong gia đình có tiền sử mắc phải bệnh chàm khô có tỷ lệ con, cháu mắc bệnh cũng cao hơn 3 lần người bình thường.
Do hóa chất độc hại
Một số người mắc bệnh do thường xuyên phải tiếp xúc với một số chất như: Nước tẩy rửa hàng ngày, xi măng, thuốc nhuộm, thuốc trừ sâu … Tiếp xúc với quần áo bẩn, quần áo có nhuộm hóa chất cũng làm nguy cơ mắc phải bệnh chàm khô cao hơn bình thường.
Hóa chất tẩy rửa là yếu tố dẫn đến bệnh chàm khô
Do thuốc tây
Đối với những người thường xuyên sử dụng thuốc tây hoặc lạm dụng thuốc tây để trị bệnh thì nguy cơ mắc bệnh chàm khô rất cao. Thông thường, các loại thuốc dễ dẫn đến bệnh chàm khô như: Thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau,…
Những loại thuốc kháng sinh là nguyên nhân gây bệnh phổ biến
Do những yếu tố bên trong
Một số bệnh xảy ra bên trong cơ thể cũng có thể gây nên bệnh chàm khô, điển hình như: Bệnh về gan, viêm gan, ung thư gan, xơ gan… viêm đại tràng, các bệnh về thận… Ngoài ra, một số yếu tố bên trong khác có thể kích thích gây nên bệnh chàm khô như: Rối loạn chức năng nội tiết, tiêu hóa, thần kinh, rối loạn quá trình sản sinh tế bào dưới da….
Một số yếu tố khác
Một số yếu tố khác có thể dẫn tới bệnh chàm khô là: Do tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời, do tổn thương nhỏ ở da hay thậm chí thực phẩm gây dị ứng dễ làm tăng nguy cơ xuất hiện bệnh, tổn thương tâm lý…
>>> Xem thêm: Bệnh chàm có nguy hiểm không?
Triệu chứng bệnh chàm khô thường gặp
Có thể nhận biết triệu chứng bệnh chàm phân theo tính chất tổn thương, theo 3 dạng phổ biến, đó là:
Chàm khô đỏ
Ở dạng này, bạn sẽ thường gặp phải một số biểu hiện điển hình là: Da thường nổi đỏ, quan sát thấy hơi giống bệnh xuất huyết, nhưng còn kèm theo một số triệu chứng khác đó là ngứa và đau rát tại vùng da bị bệnh.
Chàm khô mọng nước
Các mụn nước xuất hiện, lúc đầu chỉ có vài nốt mụn, nhưng sau đó sẽ nổi nhiều lên và có thể gom lại thành những mụn nước lớn, mụn vỡ ra gây chảy nước vàng, kèm theo tình trạng đau rát da.
Chàm khô có sần
Ở dạng này, bạn sẽ thấy vùng da bị nhiễm bệnh nổi sần, tập trung thành từng đám hơi giống như rôm sảy.
Bên cạnh đó, bệnh chàm khô còn có những triệu chứng điển hình như sau:
Ngứa, nổi phù
Đây là dấu hiệu xuất hiện đầu tiên khi mắc phải bệnh này, ngứa gãi làm vùng da sẽ bị tổn thương hơn và gây nổi phù. Sau đó, trên bề mặt da sẽ xuất hiện các mảng đỏ, hơi phù nề, ranh giới không rõ ràng với vùng da lành xung quanh và rất ngứa.
Nổi mụn nước
Sau khi xuất hiện tình trạng nổi phù, vùng da bị bệnh sẽ xuất hiện các mụn nước, mụn có thể nổi lên 2- 3 ngày và vỡ do tác động hoặc vỡ tự nhiên. Tạo nên một mảng chàm có da dày và chuyển vàng, giai đoạn này cũng dễ xảy ra bội nhiễm và gây viêm loét khó chịu. Các mụn nước nhỏ bằng đầu tăm rất nông, tự vỡ và có chứa dịch vàng bên trong. Mụn nước có thể phát triển thành nhiều tầng chồng chéo trên bề mặt da.
Tình trạng bong tróc da
Sau khi da khô lại và hình thành nên lớp da chết khô bong tróc, lớp da non mới tái tạo sẽ tự bong vẩy trắng, làm da sần sùi khô ráp. Tuy nhiên, nếu triệu chứng mụn nước không xuất hiện trở lại thì vùng da này sẽ hồi phục bình thường và ít để lại sẹo.
Giảm triệu chứng bệnh chàm khô từ sản phẩm thảo dược
Bệnh chàm khô không lây nhiễm, tuy nhiên, lại gây ra những phiền toái, khó chịu nhất định cho người mắc bệnh. Khi dùng thuốc để điều trị, về lâu dài sẽ có thể gây ra những tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe. Thế nên, các chuyên gia đã điều chế thành công ra kem bôi thảo dược giúp giảm các triệu chứng của chàm khô mà lại vô cùng an toàn, điển hình đó là kem thảo dược Eczestop.
Kem thảo dược Eczestop – Cải thiện triệu chứng bệnh chàm khô
Đây là một công thức chuyên biệt cho bệnh chàm, giúp giảm dị ứng, bớt ngứa ngáy, cải thiện tình trạng tổn thương da thông qua tác dụng của kẽm salicylate, nano bạc, dịch chiết neem và chiết xuất vỏ núc nác. Đồng thời, sản phẩm cũng giúp dưỡng ẩm, làm sạch da và tăng cường sức khỏe của làn da nhờ có dầu dừa, chitosan. Các thành phần của Eczestop còn giúp phòng ngừa bệnh chàm tái phát. Sản phẩm này có thành phần từ thiên nhiên nên rất an toàn khi sử dụng.
Với những thông tin mà bài viết đề cập ở trên, hy vọng đã đem tới cho bạn đọc những kiến thức về bệnh chàm khô. Để không còn nỗi lo về bệnh, bạn nên kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược Eczestop mỗi ngày nhé.
Cảm nhận của khách hàng
Chị Nhung và 2 con đã cải thiện chàm da nhờ kem bôi Eczestop. Xem chi tiết chia sẻ của chị Nhung TẠI ĐÂY
>>>Xem thêm: Những người bị chàm khác chia sẻ bí quyết cải thiện chàm nhờ kem bôi Eczestop TẠI ĐÂY!
Đánh giá của chuyên gia
Mời các bạn cùng lắng nghe chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh phân tích về cách chữa bệnh chàm trong video sau đây:
>>>Xem thêm: tư vấn của chuyên gia về tác dụng của Eczestop với bệnh chàm
Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh chàm khô và hiểu hơn sản phẩm Eczestop, xin vui lòng liên hệ hotline: 0916.755.060 – 0916.757.545.
Dược sĩ Đoàn Thu