Viêm da cơ địa là một tình trạng viêm lớp nông của da, rất hay tái phát. Bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể như mặt, chân, tay,… Hiện nay, các phương pháp điều trị viêm da cơ địa chỉ dừng lại ở việc giảm triệu chứng và hạn chế những đợt bùng phát, chứ chưa chữa được tận gốc nguyên nhân gây bệnh. Vậy nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị viêm da cơ địa là gì?
Bệnh viêm da cơ địa là gì?
Viêm da cơ địa là tình trạng da bị viêm, thường liên quan đến triệu chứng phát ban ngứa trên vùng da, kèm theo biểu hiện sưng, đỏ, chảy dịch và bong tróc.
Viêm da cơ địa khá phổ biến nhưng không phải là bệnh truyền nhiễm. Việc sử dụng thuốc bôi kết hợp với tự chăm sóc da tại nhà có thể giúp bạn điều trị bệnh lý này hiệu quả.
>>>Xem thêm: Viêm da cơ địa có chữa khỏi được không?
Nguyên nhân và triệu chứng của viêm da cơ địa
Có nhiều loại viêm da cơ địa, tùy từng vị trí, nguyên nhân và tính chất bệnh mà có những triệu chứng khác nhau. Cụ thể:
Viêm da dị ứng: Thường gặp ở trẻ sơ sinh, biểu hiện bởi các nốt phát ban đỏ, ngứa, hay xuất hiện bên trong khuỷu tay, phía sau đầu gối và phía trước cổ. Khi bị trầy xước, các vết phát ban sẽ bị chảy dịch và đóng vảy.
Viêm da tiếp xúc: Biểu hiện bởi những nốt phát ban trên da do tiếp xúc với hóa chất, thực vật gây kích ứng da hoặc phản ứng dị ứng, chẳng hạn như cây thường xuân độc, xà phòng và tinh dầu. Những nốt phát ban có thể gây cảm giác bỏng rát, ngứa, châm chích hoặc hình thành mụn nước.
Bệnh lý này xảy ra khi bạn tiếp xúc trực tiếp với chất gây kích ứng hoặc dị ứng. Các tác nhân phổ biến gây ra phản ứng dị ứng bao gồm chất tẩy rửa, mỹ phẩm, kim loại niken, cây thường xuân độc và gỗ sồi.
Tiếp xúc với các chất tẩy rửa có thể gây viêm da cơ địa
Viêm da tiết bã: Biểu hiện bởi các mảng vảy, da đỏ, trắng như gàu, thường gặp ở vùng da dầu, mặt, ngực và lưng. Bệnh có thể tự thuyên giảm, nhưng sau đó dễ bùng phát trở lại. Viêm da tiết bã có liên quan đến một loại nấm gây bệnh trong tuyến bã nhờn. Bệnh này có xu hướng trở nên tồi tệ hơn vào mùa xuân và mùa đông.
Viêm da tổ đỉa (chàm tổ đỉa): Bệnh lý này thường xuất hiện ở ngón tay, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Chàm tổ đỉa gây ra các mảng mụn nước mọc chồng lên nhau, rất ngứa, khi vỡ ra thì khô lại, bong vảy, nứt và đau.
Viêm da đồng tiền (chàm đồng tiền): Bệnh thường gặp ở vùng da chân, biểu hiện là các mảng da khô, hình tròn trông giống như đồng xu và xảy ra phổ biến ở nam giới.
Viêm da ứ đọng: Xảy ra do sự tuần hoàn trong cơ thể kém.
Một số yếu tố khác cũng có thể khiến viêm da cơ địa bùng phát như căng thẳng, áp lực trong cuộc sống, sự thay đổi hormone bất thường, da khô hay tiếp xúc với các hóa chất...
>>>Xem thêm: Các triệu chứng nhận biết sớm viêm da cơ địa
Các vị trí hay bị viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, trong đó, mặt, tay và chân là hay gặp nhất.
Viêm da cơ địa ở mặt
Viêm da cơ địa ở mặt thường có các biểu hiện như khô da, ban đỏ, ngứa, mụn nước. Bệnh gây mất thẩm mỹ, khiến người mắc tự ti, mặc cảm.
Viêm da cơ địa ở tay
Việc thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất như chất tẩy rửa, xà phòng, bột giặt là những nguyên nhân chính gây bệnh viêm da cơ địa ở tay.
Viêm da cơ địa ở tay biểu hiện bằng các tổn thương rõ nét trên bề mặt da tay, có thể gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng. Bệnh nặng có thể khiến tay bị chảy máu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Các triệu chứng bao gồm:
Dấu hiệu ban đầu là da khô, đỏ ở các đầu ngón tay có ranh giới không rõ ràng. Các mảng dát đỏ có thể lan rộng ở bàn tay. Mùa hè, các thương tổn của viêm da cơ địa sẽ có màu đỏ, ngứa và xuất hiện mụn nước gần giống bệnh tổ đỉa, lâu ngày có thể khiến móng tay xù xì, lỗ rỗ tương tự như bị nấm móng.
Viêm da cơ địa ở tay gây ra rất nhiều phiền toái
>>>Xem thêm: Cách chữa viêm da cơ địa ở tay
Viêm da cơ địa ở chân
Bệnh viêm da cơ địa ở chân thường xuất hiện ở đầu ngón chân và gót chân, rồi sau đó lan rộng ra cả vùng bàn chân. Các tổn thương do bệnh thường loang lổ không có ranh giới rõ ràng với vùng da khỏe mạnh xung quanh. Bệnh có triệu chứng như nứt nẻ ở đầu ngón chân, da khô và bong tróc lên như mảng da rắn đã lột ra. Sau đó, các vết bong da lan rộng ra mu bàn chân, gót chân, có thể gây ngứa khiến bệnh nhân rất khó chịu. Nếu gãi mạnh tay thì sẽ làm trầy da, gây chảy máu và nhiễm trùng.
Các yếu tố nguy cơ của viêm da cơ địa
Các yếu tố làm tăng khả năng bị viêm da bao gồm:
- Tuổi tác
- Môi trường
- Tiền sử gia đình bị viêm da
- Tình trạng sức khỏe
- Các tác nhân gây dị ứng
- Bị bệnh hen suyễn
Ngoài ra, việc rửa và lau tay thường xuyên cũng khiến bạn dễ bị viêm da cơ địa vì làm mất đi lớp dầu bảo vệ cũng như thay đổi độ pH của da.
>>>Xem thêm: 5 cách trị sẹo viêm da cơ địa không biết thì quá phí
Điều trị viêm da cơ địa như thế nào?
Phương pháp điều trị viêm da cơ địa phụ thuộc vào từng loại, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số cách điều trị viêm da cơ địa được các chuyên gia da liễu khuyên dùng:
- Sử dụng thuốc để giảm dị ứng và ngứa, như thuốc kháng histamin.
- Phương pháp quang trị liệu (sử dụng ánh sáng để điều trị).
- Kem bôi corticosteroid tại chỗ để giảm ngứa và viêm.
- Kem dưỡng ẩm: Dưỡng ẩm là một bước cực kỳ cần thiết trong điều trị viêm da cơ địa bởi tình trạng da khô sẽ dễ gây bùng phát hoặc làm bệnh nặng hơn.
- Tắm bồn tắm với bột yến mạch để giảm ngứa.
- Thuốc kháng sinh hoặc thuốc chống nấm: Thường được chỉ định cho người bị viêm da cơ địa đã bị bội nhiễm. Tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra nếu người bệnh cào gãi vào các nốt phát ban.
- Chăm sóc tại nhà cho viêm da cơ địa: Người bị viêm da cơ địa có thể sử dụng miếng vải ướt để làm mát vùng da bị bệnh hay tắm bằng baking soda, sẽ giúp giảm ngứa và dễ chịu hơn.
- Viêm da cơ địa đôi khi có thể bùng phát khi bạn căng thẳng. Vì vậy, các liệu pháp như châm cứu, xoa bóp và tập yoga có thể hữu ích trong việc giảm căng thẳng, phòng ngừa viêm da cơ địa tái phát.
Giảm căng thẳng có thể giúp hạn chế các đợt bùng phát của viêm da cơ địa
- Thay đổi chế độ ăn uống như loại bỏ các thực phẩm có thể gây bùng phát viêm da cơ địa sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh. Ngoài ra, bổ sung thêm vitamin D hay các sản phẩm chứa lợi khuẩn sẽ giúp giảm viêm và điều hòa hệ miễn dịch, rất có ích với những người bị viêm da cơ địa.
>>>Xem thêm: Cách chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không
Kiểm soát viêm da cơ địa bằng sản phẩm từ thảo dược
Như vậy, bài viết đã trình bày cho các bạn một số thông tin cần biết về viêm da cơ địa, bao gồm triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị. Để kiểm soát hiệu quả tình trạng này, ngoài các biện pháp tự chăm sóc tại nhà, người mắc có thể kết hợp sử dụng thêm các sản phẩm từ thảo dược.
Điển hình cho dòng sản phẩm chuyên biệt trong cải thiện viêm da cơ địa, chàm, eczema đó là kem bôi thảo dược Eczestop. Kem Eczestop giúp giảm dị ứng, bớt ngứa ngáy, cải thiện tình trạng tổn thương da thông qua tác dụng của kẽm salicylate, nano bạc, dịch chiết neem và chiết xuất vỏ núc nác. Đồng thời sản phẩm cũng giúp dưỡng ẩm, làm sạch da và tăng cường sức khỏe của làn da nhờ có dầu dừa, chitosan. Sản phẩm này có thành phần từ thiên nhiên nên rất an toàn khi sử dụng.
Kem bôi Eczestop giúp cải thiện viêm da cơ địa hiệu quả
Cảm nhận khách hàng
Tình trạng viêm da cơ địa của chị Hân đã được cải thiện đáng kể chỉ sau 2 - 3 tuần dùng Eczestop. Xem chi tiết chia sẻ của chị Hân TẠI ĐÂY
Mời các bạn cùng xem thêm những người bị viêm da cơ địa khác chia sẻ bí quyết cải thiện nhờ kem bôi Eczestop TẠI ĐÂY!
Tư vấn của chuyên gia
Xem video chuyên gia Nguyễn Thành phân tích về bệnh viêm da cơ địa là gì?
Xem thêm tư vấn của chuyên gia về vấn đề loại thuốc bôi nào chữa viêm da cơ địa tốt nhất hiện nay
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp cho các bạn một số thông tin cần thiết nhất về bệnh viêm da cơ địa, đặc biệt là giải pháp an toàn và hiệu quả để kiểm soát tình trạng này từ kem bôi Eczestop. Nếu bạn đang bị viêm da cơ địa, hãy sử dụng Eczestop để lấy lại làn da mịn màng nhé!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về viêm da cơ địa và đặt mua sản phẩm Eczestop chính hãng với giá tốt nhất xin vui lòng liên hệ hotline: 0916.755.060 – 0916.757.545
Dược sĩ Đoàn Thu