Vẩy nến và bệnh chàm (hay còn gọi là eczema) là hai bệnh lý ngoài da rất hay bị chẩn đoán nhầm lẫn. Vậy làm thế nào để phân biệt vẩy nến và bệnh chàm? Vẩy nến có bản chất là sự rối loạn của hệ miễn dịch, trong khi đó bệnh chàm gây ra do cơ địa dễ bị dị ứng của người bệnh. Hai bệnh lý này vừa có những điểm giống và điểm khác nhau. Mời bạn đọc xem chi tiết về cách phân biệt hai bệnh lý này trong bài viết dưới đây nhé!
Phân biệt vẩy nến và bệnh chàm như thế nào?
Điểm giống nhau của bệnh vẩy nến và bệnh chàm
Bệnh vẩy nến và bệnh chàm (hay còn gọi là eczema) đều có một số điểm giống nhau nhất định. Điều này gây ra một số nhầm lẫn trong việc phân biệt hai bệnh lý này. Dưới đây là một số điểm giống nhau của bệnh vẩy nến và bệnh chàm:
- Bệnh vẩy nến và bệnh chàm đều là bệnh ngoài da, có các triệu chứng trên bề mặt da và đều gây ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ của người bệnh.
- Nguyên nhân gây ra bệnh vẩy nến và bệnh chàm đều có liên quan tới một số yếu tố như di truyền, cơ địa và môi trường sống của bệnh nhân.
- Biểu hiện của vẩy nến và bệnh chàm cũng khá giống nhau. Hai căn bệnh này đều khiến cho da bị đỏ và viêm, có thể xuất hiện vẩy.
Hai bệnh lý này thường xuất hiện ở những vùng da như khuỷu tay, da đầu, mặt, bàn tay, bàn chân.
Bệnh chàm dễ nhầm lẫn với vẩy nến
Phân biệt vẩy nến và bệnh chàm
Bên cạnh những nét tương đồng của vẩy nến và bệnh chàm thì chúng còn có khá nhiều điểm khác biệt. Việc phân biệt được hai bệnh lý này đóng vai trò quan trọng vì nếu người bệnh bị chẩn đoán nhầm giữa hai căn bệnh này sẽ ảnh hưởng đến việc lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp và có thể khiến bệnh không những không khỏi mà còn có thể trở thành mạn tính. Dưới đây là một số điểm khác nhau để phân biệt vẩy nến và bệnh chàm:
Theo đặc điểm bệnh:
Vẩy nến là tình trạng bệnh da liễu tự miễn, có khả năng di truyền. Trong bệnh lý này, các tế bào da phát triển quá nhanh dẫn đến trên da xuất hiện các mảng da dày sừng, rất khô, gây ngứa, khó chịu cho người bị. Có một số thể vẩy nến khác nhau như vẩy nến thể giọt, vẩy nến thể mủ,… Vẩy nến gây hiện tượng viêm nhiễm, đau nhức và có tỉ lệ xuất hiện các biến chứng về khớp, tim mạch và một số biến chứng khác.
Bệnh chàm là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng thương tổn trên bề mặt như da khô, ngứa, kích ứng. Bệnh chàm có thể gặp ở những người có làn da nhạy cảm, thường gây phản ứng ngay khi tiếp xúc với hóa chất, các chất dễ gây dị ứng, kích ứng. Trong bệnh lý này, lớp biểu bì trên bề mặt da bị tổn thương.
Bệnh chàm biểu hiện bởi những mảng da có vẩy và có thể có mụn nước
Độ tuổi mắc bệnh:
Bệnh chàm có thể xảy ra với nhiều độ tuổi khác nhau, tuy nhiên phổ biến hơn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh lý này cũng có thể xảy ra ở người lớn với tỉ lệ thấp hơn và thường ở dạng mạn tính.
Bệnh chàm phổ biến hơn ở trẻ nhỏ so với người lớn
Cũng như bệnh chàm, vẩy nến có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, nhưng chủ yếu xảy ra phổ biến ở độ tuổi từ 15 – 30. Cũng có một vài trường hợp người bệnh ở tuổi 50 – 60, tuy nhiên trường hợp này ít gặp hơn.
Dấu hiệu thương tổn:
Bệnh vẩy nến:
Trong bệnh vẩy nến, tổn thương ở da thường là những đốm đỏ hoặc trắng dày, hoặc cũng có thể là những mảng vảy màu bạc, trắng đục, bong tróc. Vẩy nến gây nên các mảng da khô và có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên da.
Các tổn thương do bệnh vẩy nến thường tập trung phổ biến ở khu vực đầu gối, khuỷu tay, lưng, da đầu, móng tay, móng chân,.. Nếu vẩy nến gây ra tổn thương vùng móng có thể khiến cho móng tay, móng chân trở nên yếu và dễ gãy hơn. Ngoài ra, bệnh cũng có ảnh hưởng đến xương khớp.
Bệnh chàm:
Bệnh chàm ban đầu xuất hiện thành những mảng đỏ trên da, khiến da khô, nứt và trở nên dày sừng hơn. Biểu hiện ban đầu của bệnh là những nốt mụn nước li ti trên da, gây ngứa dữ dội khiến bệnh nhân gãi liên hồi, làm cho da tổn thương và viêm nhiễm. Ở thể chàm nặng có thể có tình trạng viêm chảy mủ, máu tại vùng da viêm nhiễm.
Có một số dạng chàm biểu hiện bằng các vết sậm màu trên da và khiến da dày hơn những vùng da thông thường khác. Bệnh chàm được biểu hiện tại các vị trí như da mặt, đầu, lưng, ngực, cổ tay, cổ, mắt cá chân, ở những vùng da mỏng như khuỷu tay, đầu gối. Bệnh diễn biến khá nhanh chóng và nguy cơ nhiễm trùng là khá cao.
Phân biệt vẩy nến và bệnh chàm khá phức tạp
Nguyên nhân gây bệnh:
Bệnh chàm
Một số nguyên nhân hay gặp của bệnh chàm sẽ được liệt kê dưới đây.
- Tiếp xúc nhiều với các chất hóa học, các chất tẩy rửa độc hại
- Tiếp xúc với các chất gây dị ứng như bụi, lông động vật, các chất bẩn, vi khuẩn
- Sống trong môi trường ô nhiễm, không khí thay đổi đột ngột làm cho da không thích ứng kịp.
- Một số nguyên nhân khác như cơ địa, dị ứng thức ăn
Bệnh vẩy nến
Nguyên nhân gây bệnh vẩy nến thường do các yếu tố bên trong như:
- Cơ địa, hệ miễn dịch của bản thân bệnh nhân.
- Căng thẳng, mệt mỏi lâu ngày.
- Sử dụng thuốc chẹn beta, lithium,… Các thành phần này có trong thuốc điều trị bệnh suy tim, thuốc điều trị bệnh trầm cảm, tâm thần phân liệt,…
- Một số thực phẩm như đường, sữa, và các loại thịt đỏ.
- Ngoài ra cũng còn có một số nguyên nhân khác như: Vi khuẩn tấn công, môi trường ẩm ướt, ô nhiễm, không khí lạnh khô, làn da cháy nắng.
>>>Xem thêm: BỆNH CHÀM CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Kiểm soát bệnh chàm hiệu quả nhờ sản phẩm thảo dược
Như vậy, bên trên là cách phân biệt vẩy nến và bệnh chàm chi tiết và chuẩn xác. Việc chẩn đoán đúng bệnh sẽ giúp các bác sĩ có hướng điều trị đúng đắn, giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
Hiện nay, xu hướng sử dụng sản phẩm thảo dược để kiểm soát bệnh chàm đang ngày càng được quan tâm bởi tính an toàn và hiệu quả lâu dài của nó. Điển hình cho dòng sản phẩm chuyên dành cho bệnh chàm đó là kem bôi Eczestop. Sản phẩm này là một công thức chuyên biệt cho bệnh chàm, giúp giảm dị ứng, bớt ngứa ngáy, cải thiện tình trạng viêm da thông qua tác dụng của kẽm salicylate, nano bạc, dịch chiết neem và chiết xuất vỏ núc nác. Đồng thời sản phẩm cũng giúp dưỡng ẩm, làm sạch da và tăng cường sức khỏe của làn da nhờ có dầu dừa, chitosan. Sản phẩm này có thành phần từ thiên nhiên nên rất an toàn khi sử dụng.
Kem bôi Eczestop giúp cải thiện bệnh chàm hiệu quả
Kinh nghiệm cải thiện chàm thành công của 3 mẹ con trong 1 gia đình
Chị Nhung và 2 con cùng bị chàm nhưng nhờ biết đến kem bôi Eczestop, 3 mẹ con chị đã cải thiện được đáng kể tình trạng này. Xem chi tiết chia sẻ của chị Nhung TẠI ĐÂY
Mời các bạn cùng xem thêm những người bị chàm khác chia sẻ bí quyết đẩy lùi chàm nhờ kem bôi Eczestop TẠI ĐÂY!
Đánh giá của chuyên gia về tác dụng trị bệnh chàm của kem Eczestop
Lắng nghe phân tích của TS. Nguyễn Thị Vân Anh về những ưu điểm nổi bật của Eczestop trong hỗ trợ điều trị bệnh chàm trong video dưới đây: “Kem bôi Eczestop có thành phần chính là kẽm salicylate giúp tăng cường sức khỏe miễn dịch của da, giúp quá trình tái tạo da nhanh hơn, chống viêm tốt nên sẽ giảm các triệu chứng ngứa của bệnh chàm và giúp chống lão hóa da…”.
Xem thêm tư vấn của chuyên gia về ưu điểm của Eczestop trong hỗ trợ điều trị bệnh chàm
Như vậy, bài viết trên đã giúp các bạn có được cách phân biệt vẩy nến và bệnh chàm. Đặc biệt là giải pháp an toàn và hiệu quả để đẩy lùi bệnh chàm từ kem bôi Eczestop. Nếu bạn đang bị chàm, hãy sử dụng Eczestop để cải thiện bệnh lý này nhé!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh chàm và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất xin vui lòng liên hệ hotline: 0916.755.060 – 0916.757.545
Dược sĩ Đoàn Thu