Điều trị bệnh chàm muốn hiệu quả cần tránh 5 sai lầm này!

Bệnh chàm là một vấn đề da liễu phổ biến hiện nay. Việc điều trị bệnh chàm sẽ rất khó khăn nếu người bệnh không biết cách chăm sóc da và tránh các yếu tố nguy cơ. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống. Người bệnh cần tìm hiểu và tránh những sai lầm dưới đây để việc điều trị bệnh đạt hiệu quả cao hơn.

Nguyên nhân gây bệnh chàm là gì?

Bệnh chàm hay còn gọi với các tên khác là eczema hay viêm da cơ địa. Nguyên nhân gây bệnh chàm có liên quan đến: Cơ địa người mắc, các yếu tố dị nguyên, sức đề kháng của cơ thể.

Cơ địa của người mắc

Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra các bệnh ngoài da. Nếu các thành viên trong gia đình có tiền sử bệnh thì nguy cơ mắc bệnh chàm của bạn sẽ tương đối cao. Bên cạnh đó, nếu người mắc có cơ địa rối loạn chức năng hệ bài tiết, tiêu hóa, thần kinh, sinh dục,… sẽ dễ mắc phải bệnh chàm.

Những người mắc bệnh chàm thường do di truyền, sự thay đổi nội tiết khi mang thai, dậy thì. Ngoài ra, mắc hen suyễn, viêm mũi dị ứng, đại tràng, viêm gan,… cũng có thể thúc đẩy bệnh chàm phát triển.

 Bị bệnh viêm mũi dị ứng làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm

Bị bệnh viêm mũi dị ứng làm tăng nguy cơ mắc bệnh chàm

Dị nguyên

Các dị nguyên gây bệnh chàm bao gồm: Hóa chất công nghiệp, vật dụng sinh hoạt, thực phẩm. Các hóa chất thường gây kích ứng da phổ biến như: Chất tẩy rửa, xi măng, thuốc nhuộm, cao su, dầu mỡ, sơn, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học…

Một số vật dụng sinh hoạt hàng ngày gây kích ứng da như: Chăn, màn, quần áo, giày dép,… có chất liệu không phù hợp với cơ địa bệnh nhân. Chất liệu len, dạ sẽ hay gây kích ứng da. Bên cạnh đó là việc dùng các thực phẩm lạ, các thực phẩm không hợp cơ địa như: Hải sản, thịt bò, cá,…

Sức đề kháng của người bệnh

Sức đề kháng của bệnh nhân cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến khả năng mắc bệnh chàm. Những người thiếu hụt cân bằng vitamin và thừa đạm, ăn nhiều thức ăn cay nóng sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh chàm cao hơn.

>>>Xem thêm: Cách điều trị bệnh chàm hiệu quả

5 sai lầm mà người bị bệnh chàm cần tránh

Để việc điều trị bệnh chàm đạt hiệu quả cao, hạ thấp nguy cơ tái phát cũng như giảm nhẹ các triệu chứng, trước tiên, người mắc nên hiểu đúng về căn bệnh này. Người bệnh nên nhận ra và khắc phục những sai lầm thường gặp sau đây:

1. Gãi, nặn mụn nước, bong vảy

Ngứa là triệu chứng đặc trưng và xuyên suốt của bệnh chàm. Do đó, nhiều người thường cào, gãi để giảm cơn ngứa. Mặc dù rất thông cảm với người bệnh, vì trước cơn ngứa dữ dội đó, không thể nào không gãi được, nhưng thực tế việc gãi chỉ làm kích ứng da, làm cơn ngứa không dứt và khiến tăng nguy cơ nhiễm trùng. Thay vào đó, người bệnh nên tự tìm các giải pháp giảm ngứa. Tương tự như vậy, nhiều người bị mụn nước thường nặn ra, vùng da đóng vảy thì lại tự bóc, gỡ vảy… Những điều này đều có thể gây nhiễm trùng, làm tổn thương nặng hơn, lâu lành hơn.

2. Thiếu kiên nhẫn

Bệnh chàm là bệnh lý mạn tính, diễn tiến theo đợt, việc điều trị bệnh cần kéo dài và đòi hỏi sự kiên nhẫn từ người bệnh. Sử dụng thuốc tây có thể sẽ mang lại hiệu quả nhanh hơn trong việc giảm triệu chứng bệnh, nhưng không thể sử dụng lâu dài vì bệnh sẽ dễ tái phát khi ngừng thuốc. Do đó, tây y thường điều trị bệnh theo từng đợt ngắn. Nếu điều trị theo đông y, hiệu quả sẽ chậm hơn, có thể phải điều trị theo đợt kéo dài nhiều tháng, nhưng an toàn hơn và giảm nguy cơ phụ thuộc thuốc. Về cơ bản, điều trị theo phương pháp nào cũng cần sự kiên nhẫn, đôi khi chính điều này lại giúp mang đến kết quả tốt hơn.

3. Không kiêng khem trong quá trình điều trị

Bệnh chàm chịu ảnh hưởng khá lớn từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Chính vì vậy, để việc điều trị có hiệu quả cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý. Trong đó, những thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ bùng phát bệnh cần phải tránh đó là: Rượu, bia, thực phẩm chứa gluten, đồ ăn cay nóng, chế biến sẵn, thịt đỏ, các loại động vật giáp xác… Người bệnh cũng cần theo dõi mình dị ứng những thực phẩm nào để loại bỏ chúng khỏi thực đơn hàng ngày. Thay vào đó, các loại rau củ quả, các loại hạt, cá hồi, cá trích, cá thu,… là nguồn cung cấp các hợp chất kháng viêm, axit béo omega 3, chất chống oxy hóa,… rất tốt cho người bị bệnh chàm.

4. Bỏ qua việc dưỡng ẩm mỗi ngày

Dưỡng ẩm có vai trò hết sức quan trọng giúp ngăn ngừa khô da - một yếu tố có thể làm nặng thêm triệu chứng của bệnh chàm. Do đó, người mắc cần xem việc dưỡng ẩm da mỗi ngày là một phần không thể thiếu trong quá trình điều trị. Các loại tinh dầu hoặc sản phẩm dưỡng ẩm có nguồn gốc tự nhiên sẽ là sự lựa chọn tốt. Người mắc chàm nên dưỡng ẩm da ngay sau khi tắm và bất cứ lúc nào cảm thấy da bị khô.

5. Không tập luyện thể dục, thể thao

Người bị bệnh chàm cho rằng: Đổ mồ hôi, tăng nhiệt độ cơ thể khi tập thể dục có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng. Do đó, nhiều người bỏ qua việc tập thể dục mỗi ngày. Tuy nhiên, các lợi ích của việc tập thể dục là rất nhiều như: Giúp cơ thể cân đối, tốt cho tim mạch, xương khớp cũng như sức khỏe tổng thể nói chung và bệnh chàm nói riêng. Đặc biệt, tập thể dục là cách thư giãn tốt, giảm stress, mà chúng ta đã biết: Stress là một yếu tố làm nặng thêm bệnh chàm. Vì những lý do này, người bệnh chàm cũng cần tập thể dục mỗi ngày. Để hạn chế những ảnh hưởng đến bệnh, khi tập chỉ cần mang theo khăn để lau mồ hôi, bổ sung đủ nước, chọn những cách tập luyện nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội hay tập yoga…

 Người bị bệnh chàm không nên tập thể thao là một suy nghĩ sai lầm

Người bị bệnh chàm không nên tập thể thao là một suy nghĩ sai lầm

>>>Xem thêm: 7 quan niệm không đúng về bệnh chàm

Kiểm soát bệnh chàm hiệu quả nhờ sản phẩm thảo dược

Người mắc bệnh chàm nên lưu ý 5 sai lầm thường gặp trên. Hiện nay, để giúp kiểm soát triệu chứng bệnh chàm tốt hơn, các nhà khoa học đã cho ra đời sản phẩm mang tên Eczestop.

Đây là một công thức chuyên biệt cho người bị bệnh chàm, giúp giảm dị ứng, bớt ngứa ngáy, cải thiện tình trạng tổn thương da thông qua tác dụng của kẽm salicylate, nano bạc, dịch chiết neem và chiết xuất vỏ núc nác. Đồng thời, sản phẩm cũng giúp dưỡng ẩm, làm sạch da và tăng cường sức khỏe của làn da nhờ có dầu dừa, chitosan. Các thành phần của Eczestop còn giúp phòng ngừa bệnh chàm tái phát. Sản phẩm này có thành phần từ thiên nhiên nên rất an toàn khi sử dụng.

 8b4be4facc89f68f3dc7b61b0706f700.jpg 

Kem bôi Eczestop giúp cải thiện bệnh chàm

Cảm nhận của khách hàng

Bệnh chàm của chị Hân đã được cải thiện đáng kể chỉ sau 2 - 3 tuần dùng Eczestop. Xem chi tiết chia sẻ của chị Hân TẠI ĐÂY

>>>Xem thêm: Những người bị chàm khác chia sẻ bí quyết cải thiện chàm nhờ kem bôi Eczestop TẠI ĐÂY!

Đánh giá của chuyên gia

Mời các bạn cùng lắng nghe chuyên gia Nguyễn Thành trả lời về vấn đề: “Bệnh chàm có nguy hiểm không?” trong video sau đây:

>>>Xem thêm: Tư vấn của chuyên gia về vấn đề có thể chữa bệnh chàm bằng đông y không?

Qua thông tin bài viết chia sẻ, các bạn đã biết được 5 sai lầm thường gặp về bệnh chàm. Đồng thời, bài viết cũng đưa ra giải pháp giúp kiểm soát bệnh hiệu quả từ kem bôi thảo dược Eczestop. Nếu bạn đang bị bệnh chàm, hãy sử dụng Eczestop ngay hôm nay để đẩy lùi tình trạng này, bạn nhé!

Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh chàm và đặt mua sản phẩm Eczestop chính hãng với giá tốt nhất xin vui lòng liên hệ hotline: 0916.755.060 – 0916.757.545

 Dược sĩ Đoàn Thu

Kem-lam-sach-da-Eczestop.webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  •  Cách điều trị viêm da dị ứng tại nhà vô cùng đơn giản mà hiệu quả
    Cách điều trị viêm da dị ứng tại nhà vô cùng đơn giản mà hiệu quả

    Viêm da dị ứng là căn bệnh ngoài da dễ tái phát và gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh. Việc điều trị viêm da dị ứng không phải quá khó khăn, tuy nhiên, phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân, tình trạng bệnh và đòi hỏi sự phối hợp tích cực từ người mắc. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra cách trị viêm da dị ứng đơn giản, bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.

  •      Bệnh viêm da cơ địa là gì và cách điều trị
    Bệnh viêm da cơ địa là gì và cách điều trị

    Viêm da cơ địa là gì và có cách nào để điều trị viêm da cơ địa không,… là băn khoăn của rất nhiều người. Bởi đây là bệnh ngoài da, có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người mắc, mặc dù bệnh không đe dọa tính mạng. Để hiểu hơn về bệnh lý này, mời bạn hãy dành vài phút đọc ngay bài viết nhé!

  •  3 mẹo chữa viêm da cơ địa ngay tại nhà từ những nguyên liệu đơn giản
    3 mẹo chữa viêm da cơ địa ngay tại nhà từ những nguyên liệu đơn giản

    Tác giả: Phương Thảo

  • 3 thể bệnh thường gặp nhất của bệnh eczema
    3 thể bệnh thường gặp nhất của bệnh eczema

    Bệnh eczema là bệnh lý da liễu ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Theo thống kê tại Hoa Kỳ, hơn 30 triệu người ở quốc gia này mắc bệnh eczema. Eczema có rất nhiều thể bệnh, mỗi thể bệnh có các đặc trưng riêng. Dưới đây là 3 thể bệnh thường gặp nhất trong các bệnh eczema.