Viêm da cơ địa có lây không là điều mà rất nhiều người quan tâm. Bởi đây là bệnh ngoài da có các biểu hiện như: Nổi mẩn đỏ, mụn nước, da khô, nứt nẻ giống với một số bệnh do virus gây nên. Do đó, rất nhiều người nghĩ rằng, viêm da cơ địa có khả năng lây lan qua tiếp xúc rồi xa lánh người bị bệnh. Vậy thực hư viêm da cơ địa có lây từ người này sang người khác không? Cùng tìm hiểu ở bài viết này!
Nguyên nhân nào gây viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa (chàm, eczema) là bệnh mạn tính có diễn biến phức tạp, tiến triển theo từng đợt, thường bắt đầu với biểu hiện ngứa cùng với những tổn thương trên da. Bệnh do nhiều yếu tố và nguyên nhân khác nhau gây nên. Cụ thể:
- Di truyền: Các nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu trong gia đình có người bị viêm da cơ địa thì thế hệ sau sẽ tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh cao hơn bình thường. Bởi cơ chế gây viêm da cơ địa rất phức tạp, là sự tham gia của nhiều gen. Điều này cho thấy, sự thay đổi về gen làm thay đổi chức năng bảo vệ, tạo điều kiện cho các tác nhân nguy hiểm ở ngoài môi trường xâm nhập vào da và gây bệnh. Đồng thời, rối loạn miễn dịch cũng gây các phản ứng bất thường qua trung gian IgE và tế bào.
Viêm da cơ địa hình thành do yếu tố di truyền
- Cơ địa mẫn cảm: Những người có cơ địa mẫn cảm cũng rất dễ bị các yếu tố môi trường làm ảnh hưởng đến da, gây viêm da cơ địa.
- Thiếu nước: Khi thiếu nước, cơ thể sẽ tích tụ độc tố do không thể thải ra ngoài, dẫn đến suy giảm hệ miễn dịch, là cơ hội để các tác nhân gây bệnh tác động. Chính vì vậy, khi cơ thể thiếu nước, gặp điều kiện môi trường chứa các tác nhân xấu gây viêm da cơ địa thì rất dễ bị nhiễm bệnh.
- Tiếp xúc với môi trường hóa học: Khi tiếp xúc với môi trường nhiều chất hóa học như: Xà phòng, dầu rửa bát, xi măng, sơn,… sẽ khiến da bị bào mòn theo thời gian, làm khả năng rào chắn ở da suy giảm, dẫn đến viêm da cơ địa.
- Dị nguyên trong không khí: Mạt bụi nhà, lông chó, lông mèo, nấm mốc, phấn hoa cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
- Thức ăn gây dị ứng: Những người bị dị ứng một số thức ăn như sữa bò, trứng, lạc, hạt điều,… cũng là đối tượng dễ bị viêm da cơ địa.
- Mắc một số bệnh mạn tính khác: Ở những người bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng,… nguy cơ mắc viêm da cơ địa cũng cao hơn so với bình thường.
>>> XEM THÊM: Trẻ bị viêm da cơ địa kiêng ăn gì, bạn đã biết chưa?
Viêm da cơ địa có lây không?
Viêm da cơ địa có biểu hiện bên ngoài rất giống một số bệnh truyền nhiễm. Vì vậy, rất nhiều người thắc mắc: Bệnh viêm da cơ địa có lây không? Xin được khẳng định rằng: Viêm da cơ địa KHÔNG lây từ người này sang người khác bởi đây là bệnh về gen, di truyền từ bố mẹ. Nhiều trường hợp cả bố và mẹ không bị viêm da cơ địa nhưng họ lại mang gen mầm bệnh trong người và di truyền sang con cái hoặc cháu chắt. Viêm da cơ địa cũng không lây qua các yếu tố như vi khuẩn, virus nên khi tiếp xúc hay chăm sóc người bệnh thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm là sẽ không bị lây. Mời bạn lắng nghe chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn: Bệnh viêm da cơ địa có lây không trong video dưới đây:
Bạn có thể mặc chung quần áo, đi chung giày dép, nắm tay mà không sợ bị lây mặc dù nhìn tổn thương trên da của người bệnh khá đáng sợ. Do đó, nếu bạn hoặc người thân mắc viêm da cơ địa thì cũng không nên lo lắng về tình trạng lây nhiễm mà hãy chú ý đến chế độ ăn uống, sinh hoạt và phải nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây bệnh để lựa chọn cách điều trị hợp lý, hiệu quả. Ngoài ra, bạn cũng cần phải lưu ý, tuy không lây từ người này qua người khác nhưng viêm da cơ địa lại lan từ vùng da bệnh sang vùng da lành nếu không có cách chăm sóc và xử lý khoa học.
>>> XEM THÊM: 7 cách giảm ngứa cho người bị viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa có tự khỏi không?
Là một căn bệnh không nguy hiểm cho sức khỏe, chỉ làm khó chịu ngoài da nhưng viêm da cơ địa rất dai dẳng và dễ tái phát, gây nhiều phiền toái trong cuộc sống sinh hoạt của người mắc. Viêm da cơ địa không thể tự khỏi, nhiều trường hợp các dấu hiệu sẽ tạm lắng và bùng phát theo từng đợt nên nhiều người lầm tưởng là bệnh tự khỏi. Bệnh để lâu rất khó điều trị và dễ tái phát, dẫn đến viêm da mạn tính. Vì thế, khi có dấu hiệu của bệnh (thương tổn da kèm theo ngứa, hình thành các sẩn đỏ không rõ ranh giới, nổi mụn nước, da phù nề, chảy dịch, đóng vảy tiết,…) thì không nên chần chừ. Người mắc nên đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách chăm sóc da, chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và uống thuốc, bôi thuốc.
Không nên cào, gãi khi bị viêm da cơ địa
- Khi bị viêm da cơ địa, hãy giữ cho da sạch sẽ, thoáng mát.
- Không nên tiếp xúc với hóa chất, các chất tẩy rửa,…
- Không để da bị cọ xát quá nhiều.
- Uống nhiều nước để da không bị khô.
Ngoài ra, bạn nên tuân thủ nghiêm các liệu pháp điều trị được chỉ định. Không tự ý dừng thuốc hoặc bỏ thuốc giữa chừng.
>>> XEM THÊM: 4 việc không nên làm khi mắc viêm da cơ địa
Giải pháp mới cho người bị viêm da cơ địa
Với làn da nhạy cảm, người bệnh viêm da cơ địa nên chú ý đến chế độ ăn uống, hạn chế những thực phẩm có thể làm bệnh thêm trầm trọng. Song song với đó, nên tìm đến các sản phẩm chăm sóc da chuyên biệt giúp việc điều trị hiệu quả hơn. Trước nhu cầu đó, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công kem làm sạch da Eczestop.
Eczestop hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa an toàn, hiệu quả
Thành phần của Eczestop bao gồm: Kẽm salicylate (một muối của kẽm và acid salicylic) cùng với nano bạc, chitosan, dầu hạt neem, chiết xuất vỏ núc nác, dầu dừa. Sự kết hợp của các thành phần này mang lại tác động hiệu quả: Vừa giảm ngứa, sát khuẩn, kháng viêm (nano bạc, dầu hạt neem, chiết xuất vỏ núc nác), vừa giúp dưỡng ẩm, tăng tái tạo da và tăng cường sức khỏe cho da (kẽm salicylate, dầu dừa, chitosan). Eczestop có độ an toàn cao, không gây tác dụng phụ hay kích ứng da như những kem bôi thông thường khác. Giữ một tuýp kem Eczestop nhỏ gọn và tiện dụng trong túi xách, trên bàn làm việc hoặc trong xe sẽ giúp bạn nhớ để dưỡng ẩm da, ngăn chặn những triệu chứng của viêm da cơ địa hiệu quả.
NHIỀU NGƯỜI ĐÃ CẢI THIỆN TRIỆU CHỨNG VIÊM DA CƠ ĐỊA
Từ khi Eczestop ra đời, sản phẩm đã chiếm được lòng tin của hàng ngàn người bị viêm da cơ địa.
>>> Điển hình như trường hợp của 3 mẹ con chị Nhung (Lai Châu)
Nhiều khi ngứa như phát điên lên vì các triệu chứng viêm da cơ địa, chị Nhung lấy kim chọc những mụn nước đó ra sau đó dùng oxy già rửa sạch, mấy mẹ con còn ngồi lấy mụn nước cho nhau. Thật sự lúc đó nó đỡ ngứa thích lắm nhưng cứ phải làm thường xuyên. Rồi chị giật mình khi chân mình ngày càng nhiều mụn nước, sần, dày bì lên trông rất ghê, tay 2 bé nhà chị cũng bị lên mụn nước nhiều và ngứa hơn. May mắn thay, khi biết đến kem bôi Eczestop, 3 mẹ con chị đã cải thiện được viêm da cơ địa chỉ sau 2 tháng. Mời độc giả cùng xem chi tiết chia sẻ của chị Nhung TẠI ĐÂY.
>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm kiểm soát viêm da cơ địa của nhiều người khác TẠI ĐÂY.
Ý KIẾN CỦA CHUYÊN GIA
Mời bạn lắng nghe chuyên gia Ngô Xuân Nguyệt phân tích thành phần của sản phẩm Eczestop trong hỗ trợ điều trị bệnh viêm da cơ địa:
>>> XEM THÊM: Chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh đưa ra 3 lời khuyên giúp kiểm soát viêm da cơ địa hiệu quả TẠI ĐÂY.
Như vậy, thắc mắc: Viêm da cơ địa có lây không đã tìm được lời giải đáp. Đây là bệnh không lây nhiễm nên bạn đừng quá lo lắng. Hãy tuân thủ đúng phác đồ điều trị, đặc biệt, đừng quên bôi kem Eczestop hàng ngày để kiểm soát bệnh hiệu quả hơn.
Để được giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề viêm da cơ địa có lây không và đặt mua sản phẩm Eczestop chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ hotline: 0916.755.060 – 0916.757.545
Dược sĩ Đoàn Thu