Bệnh chàm còn được gọi là eczema hay viêm da cơ địa. Có hai trường phái điều trị bệnh chàm.Trong đó, chữa bệnh chàm bằng thuốc nam được khá nhiều người áp dụng hiện nay. Bởi việc sử dụng thuốc tây có thể dẫn đến một số tác dụng phụ nên xu hướng dùng thảo dược đang ngày càng tỏ ra ưu điểm. Mời bạn đọc cùng tham khảo 3 bài thuốc nam chữa bệnh chàm trong bài viết dưới đây.
Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh chàm
Bệnh chàm là một tên gọi chung để chỉ tình trạng viêm da, đặc trưng là các vùng tổn thương bị đỏ, ngứa, mụn nước, sau đó, các đám tổn thương có thể lan rộng, đóng vẩy và dày lên (còn gọi là liken hóa).
Các tổn thương da của bệnh chàm thường gây ngứa, đỏ và tróc vảy
Nguyên nhân của bệnh chàm hiện vẫn chưa được các nhà khoa học hiểu rõ, chỉ biết bệnh có liên quan đến các yếu tố bao gồm:
- Di truyền: Trẻ em có nhiều khả năng mắc bệnh nếu cha mẹ chúng đã từng bị bệnh này.
- Bệnh chàm thường xuất hiện ở những người có cơ địa dị ứng hay đang mắc các bệnh như hen phế quản, mề đay, dị ứng thời tiết.
- Những điều kiện có thể ảnh hưởng xấu đến cấu trúc và chức năng bảo vệ của da bao gồm: Thiếu dinh dưỡng (vitamin, yếu tố vi lượng, đặc biệt là kẽm), nhiễm trùng, da khô, da bị kích thích.
- Yếu tố môi trường:
+ Chất gây kích ứng: Xà phòng, nước rửa bát, dầu gội, thuốc khử trùng…
+ Chất gây dị ứng: Lông vật nuôi, phấn hoa, bụi…
+ Vi sinh vật: Vi khuẩn, virus, nấm.
+ Nhiệt độ: Thay đổi thời tiết đột ngột, đổ mồ hôi.
+ Thực phẩm: Một số sản phẩm như sữa, trứng, các loại hạt, những sản phẩm từ đậu nành, lúa mì…
- Căng thẳng và các yếu tố tâm lý không phải là một nguyên nhân gây bệnh nhưng có thể khiến các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn.
Sữa có thể gây bùng phát bệnh chàm ở một số người
Các dấu hiệu bệnh chàm có thể khác nhau ở mỗi người. Chúng cũng có thể thay đổi theo thời gian và sự tiến triển của bệnh. Một số triệu chứng điển hình của bệnh là:
- Ngứa dữ dội: Đây là triệu chứng đầu tiên và cơ bản của bệnh chàm, gây ra sự khó chịu cho bệnh nhân.
- Da bị đỏ.
- Mọc mụn nước, các mụn này có thể vỡ ra, chảy dịch, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
- Khi các mụn nước khô, các lớp vảy hình thành.
- Người bị chàm thường bị khô da, da bong tróc. Da khô cũng là một yếu tố khiến bệnh phát triển.
- Bệnh chàm có thể làm rối loạn sự sản xuất sắc tố da (melanin), làm xuất hiện các mảng, đốm da với màu sắc bất thường.
- Liken hóa: Vùng da bị tổn thương do bệnh chàm trở nên dày và cứng (có thể do gãi).
Bệnh thường tiến triển dai dẳng, kéo dài và rất hay tái phát nếu không được điều trị đúng phương pháp.
>>>Xem thêm: Bệnh chàm có nguy hiểm không?
3 bài thuốc chữa bệnh chàm bằng thuốc nam
Các phương pháp chữa bệnh chàm bằng thuốc nam được đánh giá cao vì tính an toàn với các thành phần thảo dược tự nhiên, ít gây tác dụng phụ cho sức khỏe khi sử dụng, lại tiết kiệm chi phí điều trị so với các phương pháp khác. Bài thuốc chữa bệnh chàm bằng thuốc nam thường có dạng thuốc uống và thuốc rửa ngoài da.
Bài thuốc 1
Bồ công anh 20g, sài đất 20g, thương nhĩ 16g, thổ phục linh 20g, hạ liên châu 12g, củ đợi 12g, bạch chỉ nam 16g, cúc hoa 10g, xa tiền 12g, hương nhu trắng 16g, cam thảo đất 12g, hạ khô thảo 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia làm 3 lần. Công dụng: Tiêu độc, chống viêm, thanh nhiệt.
Bài thuốc 2
Phòng phong 12g, kinh giới 16g, xương bồ 16g, sâm đại hành 16g, hoàng kỳ 12g, ngân hoa 16g, liên kiều 12g, thổ phục linh 20g, nam hoàng bá 16g, cành châu 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần. Uống liên tục đến khi thấy vết chàm khô và hết ngứa thì ngừng thuốc. Tùy theo mức độ, diễn biến của bệnh để gia giảm cho phù hợp.
Bài thuốc rửa
Lá kinh giới, lá vông, lá đinh lăng, lá hoè, lá mít, mỗi thứ 15g. Rửa sạch rồi cho vào ấm, đổ nước nấu sôi, sau đó đưa ra ngoài cho nguội bớt. Dùng nước này rửa nơi tổn thương, ngày 2 lần. Công dụng: Hết ngứa, làm sạch xác những tế bào đã bị hoại tử, tạo điều kiện thuận lợi để tế bào mới phát triển.
Lưu ý: Đây là bệnh thuộc loại dị ứng nên việc phòng tránh trong vấn đề ăn uống và sinh hoạt cần chú ý: Không dùng những loại thức ăn dễ gây dị ứng như: Thịt gà, nhộng, các loại hải sản, lạc nhân, mắm tôm… Tránh tiếp xúc các loại giày, tất, quai dép, các loại mỹ phẩm, xà phòng thơm…
Chữa bệnh chàm bằng thuốc nam được nhiều người áp dụng hiện nay
>>>Xem thêm: 5 phương pháp tự nhiên giúp giảm triệu chứng bệnh chàm
Cải thiện triệu chứng của bệnh chàm nhờ kem bôi an toàn, tiện dùng
Các bài thuốc trên được nhiều người đánh giá tốt nhưng để đạt hiệu quả cao, người mắc cần áp dụng kiên trì. Ngoài ra, việc đun sắc và chuẩn bị nguyên liệu tốn rất nhiều thời gian nên chưa tiện lợi. Nhằm giúp người mắc bệnh chàm có giải pháp chăm sóc da chuyên biệt, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công kem bôi Eczestop.
Đây là một công thức đa tác động cho bệnh chàm, giúp giảm dị ứng, bớt ngứa ngáy, cải thiện tình trạng tổn thương da thông qua tác dụng của kẽm salicylate, nano bạc, dịch chiết neem và chiết xuất vỏ núc nác. Đồng thời sản phẩm cũng giúp dưỡng ẩm, làm sạch da và tăng cường sức khỏe của làn da nhờ có dầu dừa, chitosan. Các thành phần của Eczestop còn giúp phòng ngừa bệnh chàm tái phát. Sản phẩm này có thành phần từ thiên nhiên nên rất an toàn khi sử dụng.
Kem bôi Eczestop giúp cải thiện bệnh chàm
Cảm nhận của khách hàng
Tình trạng viêm da cơ địa của chị Hân đã được cải thiện đáng kể chỉ sau 2 - 3 tuần dùng Eczestop. Xem chi tiết chia sẻ của chị Hân TẠI ĐÂY
>>>Xem thêm: Những người bị chàm khác chia sẻ bí quyết cải thiện chàm nhờ kem bôi Eczestop TẠI ĐÂY!
Đánh giá của chuyên gia
Mời các bạn cùng lắng nghe chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh phân tích về cách chữa bệnh chàm trong video sau đây:
>>>Xem thêm: Tư vấn của chuyên gia về vấn đề có thể chữa bệnh chàm bằng đông y không?
Bài viết đã chia sẻ cho các bạn 3 bài thuốc chữa bệnh chàm bằng thuốc nam cũng như giải pháp an toàn để kiểm soát tình trạng này từ sản phẩm thảo dược Eczestop. Nếu bạn đang bị bệnh chàm, hãy sử dụng Eczestop ngay hôm nay để đẩy lùi tình trạng này, bạn nhé!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về cách chữa bệnh chàm bằng thuốc nam và đặt mua sản phẩm Eczestop chính hãng với giá tốt nhất xin vui lòng liên hệ hotline: 0916.755.060 – 0916.757.545
Dược sĩ Đoàn Thu