Có cách nào để nhận biết dấu hiệu bệnh tổ đỉa ở tay? Có nhiều người bị bệnh tổ đỉa ở tay nhưng lại không biết mình đang mắc bệnh. Việt Nam lại là nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nên tổ đỉa là bệnh ngoài da thường gặp. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ về bệnh tổ đỉa và cách nhanh chóng nhận biết bệnh tổ đỉa ở tay, đừng bỏ lỡ nhé!
Nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa ở tay là gì?
Có nhiều yếu tố tác động dẫn đến bệnh tổ đỉa ở tay
Hiện nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm ra được chính xác nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa nhưng bệnh này có liên quan tới một số yếu tố sau:
+ Di truyền: Nếu trong gia đình có người từng mắc căn bệnh ngoài da này thì nhiều khả năng, thế hệ sau cũng sẽ mắc phải.
+ Cơ địa nhạy cảm: Theo chuyên gia, những người có cơ địa dễ kích ứng, mẫn cảm khi tiếp xúc với các yếu tố có hại thì dễ bị tổ đỉa hơn. Đây là một trong những nguyên nhân chiếm tỷ lệ khá cao ở những người mắc bệnh tổ đỉa.
+ Các tác nhân tại chỗ: Tác nhân tại chỗ gây ra bệnh tổ đỉa thường có liên quan đến chất trong sinh hoạt như: Xà phòng, chất tẩy rửa, những sản phẩm vệ sinh, chăm sóc da, một số yếu tố khác như xăng dầu, xi măng,… khi tiếp xúc trong thời gian dài sẽ dẫn đến bệnh tổ đỉa.
+ Chế độ ăn uống: Những nhóm thực phẩm có tỷ lệ gây dị ứng cao gồm có: Hải sản (tôm, cua, cá,…), đậu phộng, sữa, đồ ăn cay nóng, chất kích thích,… Yếu tố này thúc đẩy bệnh tổ đỉa hình thành và tái phát.
Hải sản là nhóm thực phẩm gây dị ứng cao, từ đó thúc đẩy bệnh tổ đỉa phát triển
+ Môi trường ô nhiễm: Những tác nhân như khói, bụi, môi trường bị ô nhiễm là nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa chủ yếu, những yếu tố này dần dần tác động làm lớp màng bảo vệ da yếu đi.
>>> Xem thêm: Bệnh tổ đỉa ở chân: Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Cách nhận biết dấu hiệu bệnh tổ đỉa ở tay
Việc nhận biết bệnh tổ đỉa cần phải có sự hiểu biết nhất định và quan sát kỹ lưỡng, nếu không có thể dẫn đến nhầm lẫn với các bệnh ngoài da khác. Biểu hiện của bệnh tổ đỉa ở tay rất đặc trưng và phát triển theo từng giai đoạn, cụ thể:
Giai đoạn khởi phát
Ở giai đoạn này, bệnh chỉ vừa xuất hiện và triệu chứng thường là: Nổi mẩn đỏ trên da, ngứa ngáy. Nhìn qua chỉ như kích ứng da thông thường, nhưng khi sờ vào lại cảm thấy có các nốt nhỏ li ti hơi cộm. Những nốt nhỏ li ti này thực chất là mụn nước đang trong giai đoạn ẩn mình.
Giai đoạn xuất hiện mụn nước
Trong giai đoạn này, các mụn nước bắt đầu nổi lên trên da tay. Thường chỉ xuất hiện ở mặt bên và lòng bàn tay, không bao giờ vượt qua cổ tay. Các mụn nước có màu trắng, với kích cỡ nhỏ như đầu tăm (khoảng 1 – 2mm). Những mụn nước này sẽ mọc thành từng cụm, sờ vào có cảm giác rắn chắc, khó vỡ. Khi mụn nước bị vỡ sẽ chảy dịch vàng, lúc đó dễ bị lở loét và viêm nhiễm.
Xuất hiện mụn nước là dấu hiệu đặc trưng của bệnh tổ đỉa
Giai đoạn lên da non
Nếu việc điều trị mang lại hiệu quả cao thì mụn nước sẽ xẹp dần và chuyển sang màu vàng. Sau đó sẽ bong ra để lộ vùng da hồng, có hình tròn hay hình vòng cung và có vảy bao quanh. Bạn sẽ cảm thấy rất ngứa ngáy. Cơn ngứa sẽ xuất hiện liên tục và dai dẳng. Tuy nhiên, bạn nên kiềm chế và đừng gãi, tránh tình trạng trầy xước, lở loét và để lại sẹo.
Giai đoạn liken hóa
Giai đoạn này, da tay của bạn ngày càng sẫm màu, bề mặt da thô ráp và sần sùi, khi sờ vào sẽ cảm thấy cộm cứng nổi hẳn lên.
>>> Xem thêm: Cách chữa bệnh tổ đỉa theo dân gian
Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?
Bệnh tổ đỉa có nguy hiểm không?
Tổ đỉa là bệnh viêm da cơ địa phổ biến, về cơ bản, bệnh không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng con người. Thế nhưng, bệnh tổ đỉa sẽ gây ngứa ngáy, khó chịu, khi để lâu mà không được điều trị sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Ngoài ra, nếu bệnh phát triển ở giai đoạn nặng sẽ khiến người mắc bị loạn dưỡng móng, móng tay chân bị hỏng, mất độ bóng, trở nên sần sùi, dày và có thể đổi màu vĩnh viễn.
Bạn không nên chà xát mạnh hoặc dùng kim để chích mụn nước, vì có thể gây sưng tấy, nổi hạch và kèm theo tình trạng sốt kéo dài. Khi bạn chăm sóc vết thương không đúng cách có thể sẽ bị bội nhiễm và gây mụn mủ, vảy tiết, viêm mô tế bào hoặc viêm hạch bạch huyết.
Có thấy rằng, bệnh tổ đỉa là một chứng bệnh ngoài da không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng con người, nhưng nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống người bệnh.
>>> Xem thêm: Người mắc bệnh tổ đỉa nên đưa những thực phẩm nào vào thực đơn
Như đã đề cập, bệnh tổ đỉa có thể lặp đi lặp lại gây ra những vết nứt và dày ra, gây ngứa ngáy, khó chịu, trông rất mất thẩm mĩ. Vậy, bệnh tổ đỉa có chữa được không? Để có câu trả lời chính xác nhất, mời các bạn cùng lắng nghe chuyên gia Nguyễn Thành giải đáp cụ thể trong nội dung video dưới đây.
Bệnh tổ đỉa không còn xuất hiện khi sử dụng kem bôi thảo dược
Để cải thiện bệnh tổ đỉa ở tay, trước hết, bạn phải ngừng tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, người mắc cũng nên chăm sóc da tốt để giảm viêm, ngứa cũng như giúp tổn thương phục hồi nhanh hơn. Hiện nay cũng đã có nhiều dòng sản phẩm có thể hỗ trợ chăm sóc da. Tuy nhiên, lo ngại những sản phẩm từ hóa chất có thể gây kích ứng da, nhiều người đã chọn sản phẩm được bào chế từ các thành phần thiên nhiên như Eczestop.
Hỗ trợ điều trị bệnh tổ đỉa với kem bôi thảo dược Eczestop
Đây là một công thức chuyên biệt cho viêm da cơ địa nói chung và bệnh tổ đỉa ở tay nói riêng, giúp giảm dị ứng, bớt ngứa ngáy, cải thiện tình trạng viêm da thông qua tác dụng của kẽm salicylate, nano bạc, dịch chiết neem và chiết xuất vỏ núc nác. Đồng thời, sản phẩm cũng giúp dưỡng ẩm, làm sạch da và tăng cường sức khỏe của làn da nhờ có dầu dừa, chitosan; từ đó giúp ngăn chặn phần nào các cơn bùng phát của bệnh tổ đỉa ở tay. Sản phẩm này có thành phần từ thiên nhiên nên rất an toàn khi sử dụng.
Cảm nhận của khách hàng
Không chỉ có tác dụng cải thiện bệnh tổ đỉa hiệu quả, kem bôi thảo dược Eczestop còn hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da khác như: Viêm da cơ địa, viêm da dị ứng, chàm,… Điển hình là trường hợp của chị Nhung, chị đã phải trải qua 10 năm bị viêm da cơ địa. Chị Nhung cảm thấy mặc cảm và tự ti vô cùng đối với bản thân, vì khi viêm da cơ địa tiến triển, vùng da xuất hiện nhiều mụn nước, rất ngứa, sau đó đóng vảy, bong tróc, nứt nẻ. Nhưng giờ biết đến kem bôi Eczestop, chị đã giảm được đáng kể các triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa. Xem chi tiết quá trình điều trị viêm da cơ địa của chị Nhung tại đây.
>>>Xem thêm: Kinh nghiệm cải thiện bệnh viêm da tiếp xúc của người khác nhờ kem bôi Eczestop TẠI ĐÂY!
Đánh giá của chuyên gia
Nhiều người thắc mắc khi bị chàm tổ đỉa dùng kem bôi Eczestop được không? và nên có chế độ chăm sóc da như thế nào? Câu trả lời chính xác nhất dành cho bạn sẽ được chuyên gia Ngô Xuân Nguyệt giải đáp cụ thể trong nội dung video trên đây, mời bạn cùng theo dõi nhé.
>>> Xem thêm: Chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh tư vấn về 5 lợi ích vượt trội của Eczestop trong điều trị eczema ở video dưới đây:
Từ phần giải đáp bên trên, hy vọng bạn đã biết được dấu hiệu nhận biết bệnh tổ đỉa ở tay và cách điều trị hiệu quả. Với giải pháp an toàn từ kem bôi Eczestop, các triệu chứng của bệnh tổ đỉa ở tay sẽ được giảm nhẹ, đồng thời, giúp ngăn ngừa tái phát về sau. Hãy sử dụng Eczestop ngay hôm nay để bệnh tổ đỉa ở tay được kiểm soát hiệu quả, bạn nhé!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về người bị bệnh tổ đỉa ở tay và đặt mua sản phẩm Eczestop chính hãng với giá tốt nhất xin vui lòng liên hệ hotline: 0916.755.060 – 0916.757.545
Dược sĩ Đoàn Thu