Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt là mẹo dân gian đang được nhiều người truyền tai nhau. Mặc dù vậy, không phải ai cũng biết cách thực hiện đúng phương pháp trị bệnh tại nhà này. Có không ít trường hợp áp dụng sai cách hoặc bị dị ứng với lá lốt đã phải lãnh hậu quả nghiêm trọng. Vậy dùng lá lốt chữa bệnh tổ đỉa như thế nào là chính xác? Có cách nào giúp cải thiện triệu chứng bệnh an toàn hơn không? Tất cả sẽ được giải đáp trong nội dung bài viết này!
Công dụng của lá lốt giúp chữa bệnh tổ đỉa
Tổ đỉa là tình trạng xuất hiện những nốt mụn nước tập trung ở lòng bàn tay, bàn chân kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Bệnh khiến da bị bong tróc, nứt nẻ làm cho người mắc vô cùng đau đớn, đặc biệt là khi trời lạnh. Khi bệnh tổ đỉa không được kiểm soát sớm thì những nốt mụn nước sẽ càng phát triển, vỡ ra, tạo mủ, thậm chí gây viêm mô tế bào. Nếu bạn mới bị tổ đỉa ở giai đoạn đầu thì có thể áp dụng các bài thuốc dân gian với những nguyên liệu tự nhiên để điều trị bệnh.
Những biểu hiện của bệnh tổ đỉa làm nhiều người khổ sở
Trong đó, việc dùng lá lốt là một trong những cách được dân gian lưu truyền khá nhiều. Theo đông y, loại lá này tính ấm, mùi thơm, giúp chống viêm, kháng khuẩn, cải thiện các triệu chứng của bệnh ngoài da, trong đó có tổ đỉa. Với những người có da nhạy cảm thì càng nên áp dụng cách này, vì lá lốt là nguyên liệu tự nhiên nên khá an toàn, ít gây tác dụng phụ. Bên cạnh đó, lá lốt cũng rất dễ kiếm nên tiết kiệm được khá nhiều chi phí trong việc điều trị bệnh.
>>> XEM THÊM: Chẩn đoán bệnh tổ đỉa như thế nào?
4 cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt
Chỉ với lá lốt, dân gian có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị bệnh tổ đỉa. Trong đó, được áp dụng phổ biến nhất là những cách sau:
Ăn lá lốt
Cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt đơn giản nhất đó chính là sử dụng nguyên liệu này chế biến thành các món ăn như: Canh lá lốt nấu thịt băm, chả lá lốt, thịt lợn cuộn lá lốt nướng,… Luân phiên thay đổi trong thực đơn vừa giúp kích thích vị giác, lại có tác dụng hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng bệnh tổ đỉa từ bên trong.
Uống nước lá lốt
Chuẩn bị: 50g lá lốt tươi, 1 miếng vải sạch.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá lốt, ngâm với nước muối pha loãng 10 – 15 phút. Vớt ra để ráo nước.
- Cắt nhỏ lá lốt rồi cho vào cối giã nát hoặc xay nhuyễn bằng máy xay sinh tố.
- Pha lá lốt đã được giã nhuyễn với 30ml nước ấm.
- Dùng vải sạch lọc lấy nước cốt, bỏ bã.
- Uống nước lá lốt mỗi ngày một lần cho đến khi bệnh được chữa khỏi.
Có thể xay lá lốt lấy nước uống chữa bệnh tổ đỉa
Rửa vùng da bị bệnh tổ đỉa bằng nước lá lốt
Chuẩn bị: 1 nắm lá lốt.
Cách thực hiện:
- Bạn rửa sạch lá lốt rồi đem nấu với 1 lít nước.
- Chờ cho nước lá lốt nguội, bạn lấy rửa vùng da bị tổ đỉa.
- Lấy phần bã đắp vào chỗ bị tổ đỉa 20 phút.
- Rửa lại da với nước sạch, lau khô bằng khăn mềm.
Với cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt này, bạn nên áp dụng mỗi ngày 3 – 4 lần. Nước lá lốt hoạt động như một chất sát trùng. Nó giúp làm sạch da và tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Chữa bệnh tổ đỉa với bài thuốc đắp từ lá lốt
Chuẩn bị: Lá lốt (số lượng nhiều hay ít tùy theo diện tích da bị ảnh hưởng); Vài hạt muối ăn; Gạc y tế hoặc vải sạch.
Cách thực hiện:
- Sau khi rửa sạch lá lốt, bạn cắt nhỏ và đem giã nát cùng với muối ăn.
- Đắp hỗn hợp lên những vùng da bị tổ đỉa.
- Dùng miếng gạc băng lại để giữ lá lốt trên da trong khoảng 1 tiếng.
Áp dụng đều đặn 1 – 2 lần/ngày để giảm ngứa và đối phó với các triệu chứng khó chịu do bệnh tổ đỉa gây ra.
>>> XEM THÊM: 4 thành phần tự nhiên giúp giảm ngứa do bệnh tổ đỉa
Một số lưu ý cần biết khi dùng lá lốt chữa tổ đỉa
Lá lốt có nguồn gốc từ tự nhiên nên an toàn đối với hầu hết mọi người. Tuy nhiên, một số ít trường hợp có thể bị dị ứng với lá lốt. Bạn có thể gặp các dấu hiệu như: Sưng đỏ da, nổi mẩn ngứa, phát ban, khó thở, sưng môi, lưỡi, miệng,… Để đảm bảo an toàn, trước khi dùng lá lốt điều trị tổ đỉa, bạn hãy thử thoa một ít nước lá lốt lên da ở cổ tay. Chờ trong vòng 24 giờ nếu da không có bất cứ phản ứng xấu nào mới tiếp tục thực hiện. Khi dùng lá lốt để chế biến món ăn hoặc xay nước uống, bạn không nên sử dụng quá 100g/ngày.
Lưu ý khi dùng lá lốt chữa tổ đỉa
Đặc biệt, những đối tượng sau tuyệt đối không nên ăn lá lốt:
- Bệnh nhân bị đau dạ dày.
- Người bị nóng trong, nhiệt miệng.
- Đối tượng đang bị táo bón, quá 3 ngày chưa đi đại tiện, phân khô cứng.
Trong quá trình chữa trị bệnh tổ đỉa bằng lá lốt cần lưu ý giữ vệ sinh da sạch sẽ; Tránh để da tiếp xúc với hóa chất, bụi bẩn; Uống nhiều nước. Đồng thời, tăng cường ăn các thực phẩm giàu vitamin C như: Cam, dứa, súp lơ xanh, rau cải xoăn, cà chua,… giúp tăng sức đề kháng cho da, nhanh lành tổn thương.
>>> XEM THÊM: Người mắc bệnh tổ đỉa nên ăn gì?
Eczestop – Giải pháp an toàn cho người bị tổ đỉa
Hiệu quả của lá lốt đối với người bị tổ đỉa vẫn chưa được khoa học chứng minh. Đến nay, cách chữa bệnh tổ đỉa tại nhà này vẫn chỉ được áp dụng trong dân gian theo cách truyền miệng. Trước thực tế đó, kem làm sạch da Eczestop dạng tuýp, nhỏ gọn, tiện dùng ra đời được các chuyên gia đánh giá cao về tính an toàn. Đây là sản phẩm kem bôi từ tự nhiên mang lại tác động hiệu quả đối với người bị tổ đỉa với sự kết hợp độc đáo của 6 thành phần từ tự nhiên bao gồm:
- Kẽm salicylate (một muối của kẽm và acid salicylic): Kẽm giúp tăng tái tạo biểu mô, giảm ngứa, nhanh lành tổn thương. Ion kẽm làm giảm tình trạng viêm nhiễm, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, chống vi sinh rất hiệu quả. Acid salicylic có tác dụng làm mềm và bong tróc lớp sừng da, cải thiện triệu chứng tổ đỉa.
- Dầu dừa: Giúp dưỡng ẩm, làm sạch da, cung cấp các vitamin và chất béo, ngăn ngừa lão hóa da.
- Chitosan: Có tác dụng dưỡng ẩm, chống oxy hóa, ức chế sự chết của tế bào, tăng tái tạo da.
- Nano bạc: Chống viêm và khả năng sát khuẩn mạnh.
- Tinh dầu hạt neem: Sát khuẩn, chống viêm và làm sạch da.
- Chiết xuất vỏ núc nác: Giảm dị ứng, giảm ngứa.
Như vậy, kem thảo dược Eczestop mang đến tác động: Vừa giảm viêm, giảm ngứa, kháng khuẩn, vừa giúp phục hồi tổn thương, tăng tái tạo da, tăng cường sức khỏe làn da, hạn chế nguy cơ tổ đỉa tái phát.
CẢM NHẬN CỦA NGƯỜI DÙNG
Từ khi Eczestop ra đời đã chiếm chọn được lòng tin của hàng ngàn người bị tổ đỉa, eczema, chàm, viêm da cơ địa.
>>> Tiêu biểu như chị Hân (huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh)
Gặp gỡ chị Hân, chúng tôi cảm nhận được niềm vui ngập tràn trên gương mặt của chị khi làn da bị viêm da cơ địa của chị cải thiện đáng kể. Đã 2 năm liền chị phải sống chung với căn bệnh, chị ngày càng lo lắng hơn khi tình trạng không thuyên giảm chút nào. Nhưng với sự quyết tâm của mình, chị vẫn tiếp tục kiên trì tìm kiếm và hy vọng một loại thuốc nào đó có thể cải thiện bệnh cho mình. Xem chi tiết chia sẻ của chị Hân TẠI ĐÂY.
Nhiều khách hàng đã phản hồi tích cực về sản phẩm trên số Zalo 0916.755.060 – 0916.757.545:
>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm cải thiện triệu chứng viêm da cơ địa của nhiều người khác TẠI ĐÂY.
ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN GIA
Người mắc bệnh tổ đỉa dùng kem bôi Eczestop có được không? Mời bạn lắng nghe tư vấn của chuyên gia Ngô Xuân Nguyệt trong video dưới đây:
>>> XEM THÊM: Chuyên gia Trần Quang Đạt tư vấn cách giảm ngứa khi bị tổ đỉa, eczema TẠI ĐÂY.
GIẢI THƯỞNG UY TÍN CỦA ECZESTOP
Từ khi xuất hiện trên thị trường, Eczestop đã luôn được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Sản phẩm vinh dự lọt vào “Top 100 - Sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho Gia đình, Trẻ em” do báo Lao Động Xã Hội tổ chức:
Chứng nhận “Top 100 - Sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho Gia đình, Trẻ em” của Eczestop
Trên đây là thông tin về cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt. Mong rằng, với cách thực hiện khá đơn giản này sẽ giúp bạn nhanh chóng loại bỏ những triệu chứng khó chịu và ngứa ngáy do bệnh gây ra. Một giải pháp an toàn và tiện lợi hơn trong cuộc sống hiện đại là sử dụng kem bôi Eczestop giúp ngăn chặn bệnh tổ đỉa tái phát. Hãy áp dụng ngay hôm nay, bạn nhé!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về cách chữa bệnh tổ đỉa bằng lá lốt và đặt mua sản phẩm Eczestop chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ (Zalo/ Viber) hotline: 0916.755.060 – 0916.757.545
Dược sĩ Đoàn Thu