Cải thiện bệnh tổ đỉa bàn chân hiệu quả nhờ Eczestop

Bệnh tổ đỉa bàn chân thường xuất hiện chủ yếu ở lòng bàn chân, ngón chân, mu bàn chân,… Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây đau nhức và khó chịu cho người mắc trong quá trình di chuyển. Đặc biệt, bạn hoàn toàn có thể cải thiện tình trạng trên bằng cách sử dụng kem bôi thảo dược Eczestop.

Bệnh tổ đỉa bàn chân là gì?

Bệnh tổ đỉa bàn chân là gì?

Bệnh tổ đỉa bàn chân là gì?

Bệnh tổ đỉa bàn chân là một dạng đặc biệt của bệnh chàm. Bệnh thường xuất hiện trong độ tuổi từ 20 – 40 tuổi, tỷ lệ mắc bệnh giữa nam và nữ là bằng nhau. Điểm đặc trưng của căn bệnh này là sự xuất hiện nhiều mụn nước ngứa ăn sâu dưới lớp biểu bì da. Tình trạng đỏ da có thể gặp nhưng ít khi xuất hiện. Bệnh có thể lành sau vài tuần nhưng rất dễ tái khiến da dần trở nên khô, dày và có thể bị nứt nẻ, rỉ máu.

Các nguyên nhân gây ra bệnh tổ đỉa bàn chân khá phức tạp, người bệnh có thể mắc do một hay nhiều yếu tố tác động cùng lúc. Dưới đây là những nguyên nhân gây bệnh tổ đỉa bàn chân phổ biến nhất:

+ Do dị ứng với hóa chất như: Chất tẩy rửa, xà phòng, xi măng,…

+ Do nhiễm khuẩn: Ô nhiễm nguồn nước, môi trường làm việc, nơi ở kém vệ sinh. 

+ Da bị dị ứng nấm kẽ chân.

+ Tuyến mồ hôi ở chân hoạt động mạnh.

+ Dị ứng thức ăn như: Hải sản, thịt bò,…

+ Do cơ địa.

+ Nhiễm tụ cầu vàng.

>>> Xem thêm: Trẻ bị viêm da cơ địa kiêng ăn gì?

Dấu hiệu nhận biết bệnh tổ đỉa bàn chân

Như đã đề cập, bệnh tổ đỉa bàn chân thường có dấu hiệu nhận biết khá đặc trưng, không khó để bạn có thể phát hiện ngay từ khi bệnh mới hình thành:

Bệnh tổ đỉa bàn chân thường có dấu hiệu đặc trưng nhận biết là các mụn nước

Bệnh tổ đỉa bàn chân thường có dấu hiệu đặc trưng nhận biết là các mụn nước

+ Xuất hiện những mụn nước li ti với kích thước khoảng 1 – 2 mm. Các mụn nước này thường có màu trắng đục và mọc thành từng cụm, rắn chắc.

+ Các mụn nước rất khó vỡ và thường có xu hướng teo dần rồi chuyển sang màu vàng. Sau đó sẽ bong ra và để lộ vùng da màu hồng, có vảy bao quanh.

+ Bệnh tổ đỉa kèm theo là triệu chứng ngứa ngáy, khó chịu. Cơn ngứa càng tăng nặng khi da tiếp xúc trực tiếp với xà phòng hay hóa chất.

+ Vùng da bị tổ đỉa có dấu hiệu bong tróc, nứt nẻ. Theo phản xạ tự nhiên khi bị ngứa, hầu hết chúng ta đều dùng tay cào gãi liên tục. Do vậy mà mụn nước có thể bị vỡ và rỉ dịch, khi khô lại sẽ đóng vảy, bong tróc. Một số trường hợp khu vực tổn thương trở nên chai cứng và nứt nẻ khiến người mắc đau đớn vô cùng. Thường thì khoảng vài tuần sau đó, các vết nứt mới được chữa lành.

>>> Xem thêm: Bệnh viêm da cơ địa ở chân và biện pháp khắc phục 

Bệnh tổ đỉa bàn chân có lây không?

Chắc chắn nhiều người khi thấy ai đó có biểu hiện bệnh tổ đỉa đều e ngại việc lại gần, vì lo lắng rằng, tiếp xúc gần với người bệnh thì sẽ bị lây nhiễm. Thậm chí có nhiều người còn xa lánh, miệt thị người bệnh.

Bệnh tổ đỉa bàn chân không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác

Bệnh tổ đỉa bàn chân không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác

Mặc dù đa số bệnh ngoài da thường dễ lây nhiễm khi tiếp xúc, khiến nhiều người lo lắng, hoảng hốt. Thế nhưng, bệnh tổ đỉa bàn chân lại không phải vậy, các nghiên cứu chỉ ra rằng, bệnh này không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác.

Tuy nhiên, không vì thế mà bạn chủ quan với căn bệnh này. Bởi tổ đỉa có yếu tố di truyền và lan rộng ra các vùng khác của cơ thể nếu như người bệnh thường xuyên gãi, tác động lên những tổn thương gây loét, viêm nhiễm. Bên cạnh đó, bệnh tổ đỉa xuất hiện các mụn nước khiến người bệnh cảm thấy tự ti, ngứa ngáy, khó chịu trong giao tiếp,…

>>> Xem thêm: Bệnh chàm có nguy hiểm không? Đâu là giải pháp hiệu quả dành cho bạn

Cách phòng ngừa bệnh tổ đỉa bàn chân

Người xưa có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vì vậy, nếu bạn không muốn mắc phải bệnh tổ đỉa bàn chân, hãy thực hiện những điều sau:

+ Hạn chế tối đa việc tiếp xúc với các hóa chất, chất tẩy rửa độc hại. Nếu như tính chất công việc bắt buộc phải tiếp xúc các hóa chất, hãy mang ủng cao su chống thấm nước để chân được bảo vệ.

Khi phải tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh hãy mang ủng để chân được bảo vệ

Khi phải tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh hãy mang ủng để chân được bảo vệ

+ Vệ sinh chân sạch sẽ, bạn đừng quên làm sạch chân sau khi đi mưa hay lội nước bẩn,… Bên cạnh đó, hãy giữ cho chân được khô ráo, không mang tất, giày dép quá chật và lâu, gây nóng ẩm cho da. Bạn cũng nên cắt móng tay, móng chân gọn gàng, sạch sẽ để không tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.

Hãy giữ chân luôn khô ráo để tránh vi khuẩn xâm nhập gây bệnh

Hãy giữ chân luôn khô ráo để tránh vi khuẩn xâm nhập gây bệnh

+ Giữ cho chân có độ ẩm nhất định, nhất là vào mùa đông, hãy dùng kem dưỡng ẩm để da chân không bị nứt nẻ.

+ Tránh các tác nhân kích thích gây bệnh như: Rượu, bia, thuốc lá,… Bên cạnh nguy cơ mắc bệnh tổ đỉa, những sản phẩm này còn gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm khác cho cơ thể. Chính vì thế, bạn nên hạn chế hoặc từ bỏ hẳn việc sử dụng các sản phẩm này.

+ Bổ sung nhiều vitamin, chất xơ, uống nhiều nước để thanh lọc cơ thể. Đồng thời tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

+ Hạn chế tiếp xúc với những tác nhân dễ gây dị ứng như: Lông động vật, phấn hoa,…

+ Hãy giữ bầu không khí trong nhà sạch sẽ, trong lành, để tránh tình trạng bụi bẩn tác động gây hại.

>>> Xem thêm: Điều trị bệnh chàm muốn hiệu quả cần tránh 5 sai lầm này.

Cải thiện bệnh tổ đỉa bàn chân hiệu quả với kem bôi thảo dược Eczestop

Để cải thiện bệnh tổ đỉa bàn chân, trước hết, bạn phải ngừng tiếp xúc với tác nhân gây bệnh. Bên cạnh đó, người mắc cũng nên chăm sóc da tốt để giảm viêm, ngứa cũng như giúp tổn thương phục hồi nhanh hơn. Hiện nay cũng đã có nhiều dòng sản phẩm có thể hỗ trợ chăm sóc da. Tuy nhiên, lo ngại những sản phẩm từ hóa chất có thể gây kích ứng da, nhiều người đã chọn kem bôi được bào chế từ các thành phần thiên nhiên như Eczestop.

Eczestop đáp ứng đầy đủ các mục tiêu trong điều trị bệnh tổ đỉa bàn chân

Eczestop đáp ứng đầy đủ các mục tiêu trong điều trị bệnh tổ đỉa bàn chân

Eczestop là kem bôi ngoài da nguồn gốc từ tự nhiên với các thành phần bao gồm: kẽm salicylate, nano bạc, chitosan, tinh dầu hạt neem, chiết xuất vỏ thân núc nác, dầu dừa tạo nên một công thức chuyên biệt cho bệnh chàm, viêm da cơ địa, tổ đỉa. Đặc biệt, sản phẩm đáp ứng được đầy đủ các mục tiêu trong điều trị bệnh tổ đỉa bàn chân, đó là:

- Tăng cường sức khỏe làn da. 

- Tăng khả năng sát khuẩn, chống viêm, giúp làm sạch da.

- Giảm dị ứng, giảm ngứa cho làn da. 

- Dưỡng ẩm cho da, tăng tái tạo da.

- Ngăn ngừa các triệu chứng tổn thương da tái phát.

Sản phẩm này có thành phần từ tự nhiên nên rất an toàn khi sử dụng.

Cảm nhận của khách hàng

Sau nhiều năm có mặt trên thị trường, rất nhiều người bị viêm da cơ địa đã sử dụng Eczestop cho thấy hiệu quả tích cực. Tiêu biểu là trường hợp của 3 mẹ con chị Nhung ở Lai Châu. Chị Nhung bị viêm da cơ địa nghiêm trọng và đã sống chung với bệnh trong nhiều năm nay. Đáng lo ngại hơn là cả 2 cô con gái của chị cũng bị viêm da giống mẹ. Vùng da bị viêm nổi nhiều mụn nước li ti, gây ngứa rát, đóng vảy rồi bong tróc và nứt nẻ. Thật may vì chị Nhung đã tìm được phương pháp cải thiện hiệu quả cho 3 mẹ con chỉ sau 2 tháng. Quý độc giả có thể theo dõi câu chuyện của 3 mẹ con chị Nhung TẠI ĐÂY.

>>> Xem thêm: Trường hợp của Chị Thương (Vĩnh Phúc) đã kiểm soát được bệnh chàm thành công với kem bôi Eczestop. Xem bí quyết kiểm soát eczema của chị Thương TẠI ĐÂY.

Đánh giá của chuyên gia

Những người bị chàm tổ đỉa nhiều năm đều có chung nỗi lo lắng, khổ sở bởi các mụn nước nổi lên trên bề mặt da rất ngứa ngáy, khó chịu và trông rất mất thẩm mỹ, khiến không ít người luôn cảm thấy mặc cảm, tự ti vì làn da "xấu xí" của mình. Họ băn khoăn không biết với tình trạng như vậy có dùng được kem bôi Eczestop không và nên có chế độ chăm sóc da ra sao? Để có câu trả lời chính xác nhất dành cho bạn, chuyên gia Ngô Xuân Nguyệt sẽ giải đáp cụ thể trong nội dung video dưới đây:

>>> Xem thêm: Chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh phân tích ưu điểm của sản phẩm thảo dược thiên nhiên so với thuốc tây trong hỗ trợ điều trị eczema

Như vậy, bài viết đã cung cấp cho các bạn một số thông tin về bệnh tổ đỉa bàn chân và đưa ra phương pháp kiểm soát an toàn bằng kem bôi Eczestop. Nếu bạn đang bị tổ đỉa bàn chân, hãy sử dụng Eczestop để lấy lại làn da mịn màng nhé! 

Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh tổ đỉa bàn chân và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất xin vui lòng liên hệ hotline: 0916.755.060 – 0916.757.545

Dược sĩ Đoàn Thu

Kem-lam-sach-da-Eczestop.webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  •  Cách điều trị viêm da dị ứng tại nhà vô cùng đơn giản mà hiệu quả
    Cách điều trị viêm da dị ứng tại nhà vô cùng đơn giản mà hiệu quả

    Viêm da dị ứng là căn bệnh ngoài da dễ tái phát và gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh. Việc điều trị viêm da dị ứng không phải quá khó khăn, tuy nhiên, phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân, tình trạng bệnh và đòi hỏi sự phối hợp tích cực từ người mắc. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra cách trị viêm da dị ứng đơn giản, bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.

  •      Bệnh viêm da cơ địa là gì và cách điều trị
    Bệnh viêm da cơ địa là gì và cách điều trị

    Viêm da cơ địa là gì và có cách nào để điều trị viêm da cơ địa không,… là băn khoăn của rất nhiều người. Bởi đây là bệnh ngoài da, có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người mắc, mặc dù bệnh không đe dọa tính mạng. Để hiểu hơn về bệnh lý này, mời bạn hãy dành vài phút đọc ngay bài viết nhé!

  •  3 mẹo chữa viêm da cơ địa ngay tại nhà từ những nguyên liệu đơn giản
    3 mẹo chữa viêm da cơ địa ngay tại nhà từ những nguyên liệu đơn giản

    Tác giả: Phương Thảo

  • 3 thể bệnh thường gặp nhất của bệnh eczema
    3 thể bệnh thường gặp nhất của bệnh eczema

    Bệnh eczema là bệnh lý da liễu ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Theo thống kê tại Hoa Kỳ, hơn 30 triệu người ở quốc gia này mắc bệnh eczema. Eczema có rất nhiều thể bệnh, mỗi thể bệnh có các đặc trưng riêng. Dưới đây là 3 thể bệnh thường gặp nhất trong các bệnh eczema.