Tại sao người mắc BỆNH CHÀM KHÔ tróc vảy nên sử dụng kem bôi Eczestop?

Chàm khô là một thể bệnh phổ biến của bệnh chàm. Cho đến nay, nguyên nhân gây nên tình trạng da này vẫn chưa được làm rõ và những triệu chứng tương đối khó phân biệt với những bệnh lý da liễu khác. Thuật ngữ “bệnh chàm khô tróc vảy” là dấu hiệu nhận biết được chàm đang trong giai đoạn mạn tính. Hiện nay, nhiều người bị chàm khô tróc vảy tin tưởng sử dụng sản phẩm kem bôi Eczestop cho hiệu quả khả quan. Cụ thể như thế nào, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này!

Triệu chứng bệnh chàm khô tróc vảy

Chàm khô (eczema, viêm da cơ địa) là tình trạng viêm da mạn tính thường gặp do da quá khô, thiếu ẩm, dẫn đến tình trạng bong tróc, nứt nẻ. Chàm khô thường hay xuất hiện tại da chân, da tay. Bệnh chàm khô tróc vảy thường tái phát theo mùa, nhất là mùa đông, khi tiết trời hanh khô. Giống như những thể bệnh khác của chàm, triệu chứng của chàm khô có nhiều điểm tương tự, đều là: Da nổi hồng ban, mụn nước, bong tróc, đóng vảy, sừng hóa. Tuy nhiên, biểu hiện của bệnh ở mỗi giai đoạn phát triển lại có những điểm đặc trưng riêng biệt.

- Ngứa, nổi phù: Trên bề mặt da xuất hiện mảng da hồng, tấy đỏ, hơi phù nề, ranh giới không rõ ràng, trên bề mặt có lớp mụn trắng li ti, kèm theo cảm giác ngứa. Ngứa nhiều khiến bệnh nhân gãi, vùng da bị gãi sẽ nổi phù, dễ tổn thương.

Hình ảnh bệnh chàm khô tróc vảy

Hình ảnh bệnh chàm khô tróc vảy

- Da nổi mụn nước: Những mụn trắng nhỏ li ti bắt đầu lớn dần lên, hình thành mụn nước. Các mụn nước có thể tự vỡ hoặc vỡ do yếu tố tác động bên ngoài (chủ yếu là do gãi, nặn). Sau khoảng 2 – 3 ngày vỡ, chúng sẽ tạo thành những mảng chàm lớn, gây bội nhiễm.

- Bong tróc da: Chất dịch sau khi chảy ra hết sẽ bắt đầu khô lại, đóng vảy, bong tróc, nứt nẻ, thậm chí gây chảy máu. Tại vùng da bị bong tróc, lớp da non mới mỏng hơn, nhẵn hơn sẽ hình thành. Lớp da mới, da cũ đóng vảy xen lẫn nhau khiến bề mặt da trở nên xù xì, thô ráp. Vào giai đoạn này, nếu như nổi mụn nước không nổi lên thì tình trạng chàm khô tróc vảy sẽ nhanh chóng phục hồi, ít để lại sẹo hơn so với chàm bội nhiễm.

>>> XEM THÊM: 10 cách “đánh bay” vết sẹo chàm

Nguyên nhân gây chàm khô tróc vảy

Hiện nay, các nhà khoa học chưa tìm ra được nguyên nhân gây chàm khô, chỉ biết được rằng, bệnh có liên quan mật thiết đến những yếu tố sau:

Do cơ địa

- Gia đình có người bị chàm khô làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

- Cơ địa bệnh nhân nhạy cảm, dễ bị dị ứng với một số chất kích thích.

- Do rối loạn nội tiết và hoạt động của hệ cơ quan bên trong cơ thể như: Hệ thần kinh, hệ bài tiết, hệ tiêu hóa,…

- Người có tiền sử mắc bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm đại tràng, hen suyễn, viêm gan B,… có nguy cơ bị chàm khô tróc vảy cao hơn bình thường.

Người có tiền sử viêm mũi dị ứng dễ mắc bệnh chàm khô tróc vảy

Người có tiền sử viêm mũi dị ứng dễ mắc bệnh chàm khô tróc vảy

Do dị ứng nguyên

- Do ảnh hưởng của thuốc chữa bệnh: Thuốc tê, chlorocid, sunfamid, penicillin,...

- Do ảnh hưởng của hóa chất do nghề nghiệp hay thói quen sinh hoạt: Thuốc nhuộm, xi măng, nguyên liệu làm cao su, lưu huỳnh, cao su, dầu mỡ, than đá, thuốc trừ sâu, thuốc nhuộm tóc, phấn sáp, kem bôi mặt, các dung dịch có tính kiềm hay axit mạnh,…

- Các sản phẩm vị sinh có cơ chế dị ứng: Nấm, vi khuẩn,… khi xâm nhập vào cơ thể sẽ làm tăng nguy cơ bị chàm khô.

- Các yếu tố vật lý: Ánh sáng mạnh, độ ẩm thấp, da thường xuyên cọ xát với vật dụng khác khiến cho bề mặt da thiếu ẩm đều làm tăng nguy cơ bị chàm khô tróc vảy.

Do sinh hoạt hàng ngày

- Vệ sinh cá nhân kém cũng là một trong những yếu tố tác động đến da, tăng nguy cơ bị chàm khô tróc vảy.

- Thường xuyên hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn nhiều đồ cay nóng.

>>> XEM THÊM: Tiếp xúc với người bệnh chàm có lây không?

Điều trị bệnh chàm khô tróc vảy

Bệnh chàm khô có thể điều trị dứt điểm hay không phụ thuộc nhiều vào sự kiên trì của người mắc. Quan trọng hơn hết vẫn là tìm ra căn nguyên gây bệnh, kế đến mới là dùng các loại thuốc bôi, thuốc uống hay những biện pháp khác để cải thiện tình trạng thương tổn trên da.

Thuốc tây điều trị chàm khô tróc vảy

Căn cứ vào các giai đoạn tiến triển của chàm khô, bạn sẽ được chỉ định thuốc điều trị phù hợp. Cụ thể:

- Đối với chàm khô giai đoạn cấp: Lúc này, bạn chỉ cần bôi một số dung dịch có tính sát khuẩn, sát trùng nhẹ.

- Đối với chàm khô giai đoạn bán cấp: Lúc này, da đã khô, có biểu hiện nứt nẻ. Thuốc được chỉ định phù hợp là kem chứa corticoid. Lưu ý, chỉ dùng thuốc trong thời gian ngắn (7 – 10 ngày).

- Đối với giai đoạn khô da: Da thiếu ẩm nghiêm trọng. Người bệnh sẽ được chỉ định thuốc làm mềm, chống khô da.

Bên cạnh việc dùng thuốc bôi điều trị tại chỗ, những loại thuốc uống sẽ giúp rút ngắn thời gian chữa bệnh chàm. Một số thuốc uống điều trị gồm:

- Thuốc an thần và chống ngứa.

- Thuốc giải mẫn cảm, vitamin C liều cao có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống chọi được dị nguyên gây chàm khô.

Điều trị chàm khô tróc vảy bằng biện pháp dân gian

Nhiều người có xu hướng chọn những bài thuốc dân gian chữa chàm khô:

- Chữa bệnh chàm khô bằng dầu dừa: Trong thành phần của dầu dừa chứa nhiều acid caprylic, acid lauric, vitamin E, K cùng một số chất có tính chất kháng khuẩn, kháng viêm, cung cấp dưỡng chất tái tạo da. Ngoài ra, chất antimicrobial, antioxidant, anti-fungal và antibacterial có công dụng giảm nhanh ngứa ngáy, viêm nhiễm do chàm khô. Dùng dầu dừa trị chàm được thực hiện như sau: Bôi dầu dừa lên vùng da bị chàm sau khi tắm, để khoảng 20 phút thì rửa sạch bằng nước.

Chuyên gia Nguyễn Thành đánh giá cách chữa chàm khô bằng dầu dừa

- Chữa chàm khô bằng khoai tây: Khoai tây chứa nhiều chất có tác dụng diệt khuẩn, dưỡng ẩm cho da, làm mềm da. Dùng nước ép khoai tây bôi lên vùng da bị chàm sẽ làm giảm sưng tấy, dịu làn da, cải thiện tình trạng viêm.

- Chữa chàm khô bằng lá trầu không: Trong 100g lá trầu không có đến 2,5% tinh dầu. Lượng tinh dầu này chứa nhiều chất chống oxy khoáng, kháng khuẩn, kháng viêm, ức chế hoạt động của các loại khuẩn gây hại, cải thiện tình trạng viêm da. Ngoài ra, hàm lượng vitamin và chất tanin có trong lá trầu không cũng rất hữu ích trong việc phục hồi, tái tạo vùng da bị tổn thương do chàm. Người bệnh chàm khô có thể dùng nước ép lá trầu không bôi lên vùng da chàm hoặc sao nóng lá, đắp lên vùng da bị chàm cũng mang lại hiệu quả tương tự.

- Chữa chàm khô bằng nha đam: Nhiều nghiên cứu cho thấy, trong nha đam chứa hàm lượng lớn các chất có công dụng kháng khuẩn, chống viêm da như aloni, prostanoid, alcohol. Khi tiếp xúc với da chàm khô, các tinh chất trên sẽ ức chế hoạt động của vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, nha đam có chứa nhiều vitamin E giúp cung cấp độ ẩm, làm sáng và mềm da, chống khô da, da bong tróc. Bôi trực tiếp nha đam hoặc nha đam đã được tinh chế thành gel lên vùng da bị chàm khô, để khoảng 30 phút rồi rửa lại với nước ấm. Thực hiện đều đặn sẽ thấy cải thiện triệu chứng.

>>> XEM THÊM: 5 thực phẩm tốt cho người bị chàm

Khi bị chàm khô tróc vảy nên dùng Eczestop

Hầu hết những loại thuốc tây đều chỉ dừng ở mức giúp khắc phục triệu chứng, kìm hãm sự phát triển và lây lan của chàm khô chứ không thể trị được tận gốc. Bên cạnh đó, việc dùng thuốc tây, đặc biệt là thuốc corticoid trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Do đó, khi dùng thuốc tây chữa chàm khô, cần tuân thủ quy định, hướng dẫn để việc điều trị bệnh đạt kết quả tốt nhất. Với làn da nhạy cảm, người bị chàm khô nên tìm đến những sản phẩm chuyên biệt như Eczestop

8b4be4facc89f68f3dc7b61b0706f700.jpg

Eczestop hỗ trợ điều trị bệnh chàm an toàn, hiệu quả

dat mua ngay eczestop

Kem Eczestop giúp cải thiện các triệu chứng chàm rất tốt, đồng thời ngăn ngừa bệnh tái phát nhờ các thành phần từ thiên nhiên:

- Kẽm salicylate: Trong một nghiên cứu năm 1999 được công bố trên tạp chí chuyên ngành, 73% số người bị chàm tham gia đã cải thiện được triệu chứng bệnh nhờ bổ sung 60mg kẽm/ngày và trong vòng 1 tháng. Một bài báo trước đây được công bố trên Tạp chí Da liễu của Anh năm 1981 cũng đưa ra kết luận tương tự. Bài báo mô tả nghiên cứu trường hợp của một phụ nữ lớn tuổi bị bệnh chàm nặng, không loét. Các nhà nghiên cứu đã mô tả chi tiết mối liên hệ giữa chàm và nồng độ kẽm thấp trong huyết tương. Sau khi bổ sung kẽm đường uống, bệnh chàm đã được giải quyết triệt để. Kẽm salicylate là một muối của kẽm và acid salicylic. Kẽm giúp tăng tái tạo biểu mô, giảm ngứa, nhanh lành tổn thương. Ion kẽm làm giảm tình trạng viêm nhiễm, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, chống vi sinh rất hiệu quả. Acid salicylic có tác dụng làm mềm và bong tróc lớp sừng da.

- Dầu dừa: Theo y học cổ truyền, trong dừa có tinh chất giúp da khỏe mạnh và chứa nhiều vitamin sẽ giúp chăm sóc, phục hồi và tái tạo da. Đặc biệt, dầu dừa còn chứa axit và enzyme có tác dụng diệt khuẩn và chống viêm,… được sử dụng để điều trị các bệnh ngoài da. Một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Nghiên cứu Lâm sàng và Chẩn đoán chỉ ra rằng, chất chống oxy hóa trong dầu dừa có thể giúp điều trị viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, chàm. Ngoài ra, dầu dừa còn giúp dưỡng ẩm, làm sạch da, cung cấp các vitamin và chất béo, ngăn ngừa lão hóa da.

- Chitosan: Chitosan là chất được tinh chế từ vỏ các loài giáp xác như tôm, cua, đã được các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu và phát hiện ra nhiều tác dụng đột phá như chống viêm, khả năng cầm máu, kích thích tái tạo mô và biểu mô, làm chóng liền vết thương,… Chitosan cũng thúc đẩy sự di chuyển của bạch cầu trung tính vào ổ viêm, làm tăng hoạt động của đại thực bào, dẫn đến việc giải phóng ra chất trung gian hóa học và sự thực bào các yếu tố bên ngoài. Do đó, nó đóng vai trò quan trọng trong cơ chế làm lành vết thương. Chitosan có tác dụng kháng nấm, kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của một số chủng vi khuẩn. Một số tác giả nghiên cứu cho rằng, chitosan có tác dụng giảm đau do sự hấp thu các ion proton được giải phóng nhờ nhóm amino tự do, làm giảm pH ở khu vực bị viêm đau. Chitosan có khả năng tạo màng mỏng trên bề mặt da, cung cấp nước và hạn chế sự mất nước, làm tăng khả năng hòa hợp sinh học giữa kem thuốc và da, giúp ổn định nhũ tương, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn,… Chitosan còn là tác nhân làm mềm và giữ ẩm cho da,…

- Nano bạc: Một số nghiên cứu ghi nhận, sự kết hợp của chitosan và muối bạc sẽ có tác dụng rất tốt trong việc kiểm soát tốc độ trao đổi hơi nước, oxy và khả năng hút nước. Đặc biệt, nano bạc còn giúp chống viêm và có khả năng sát khuẩn mạnh.

- Tinh dầu hạt neem: Dầu hạt neem được chứng minh có tác dụng diệt khuẩn phổ rộng cả vi khuẩn gram (+) và gram (-). Do đó, dầu hạt neem có tác dụng giảm viêm rất tốt trong điều trị các bệnh chàm, vẩy nến, mụn trứng cá,... Ngoài ra, tinh dầu hạt neem còn có tác dụng làm nhanh liền sẹo trong các trường hợp vết thương chậm lành hoặc nhiễm trùng da và giúp cải thiện độ đàn hồi da.

- Chiết xuất vỏ núc nác: Theo kinh nghiệm dân gian, có thể dùng vỏ cây núc nác giã nát để đắp lên vùng da bị tổn thương rất hiệu quả. Vỏ núc nác có tác dụng rõ rệt giúp chống dị ứng và làm tăng sức đề kháng. Núc nác có tác dụng ức chế giai đoạn cấp tính của phản ứng viêm và từ lâu cũng đã được dùng trong các bài thuốc chữa chàm, tổ đỉa và các bệnh mẩn ngứa, lở ngứa,…

Chính vì vậy, Eczestop là lựa chọn phù hợp nhất cho người bị chàm khô tróc vảy. Nhờ những thành phần từ tự nhiên nên sản phẩm an toàn khi sử dụng lâu dài, không để lại tác dụng phụ như thuốc tây.

CẢM NHẬN CỦA NGƯỜI DÙNG

>>> Chị Thương (Vĩnh Phúc) mắc bệnh chàm lâu năm. Nhưng việc gì cũng có cách giải quyết của nó, khi tìm được bí quyết điều trị phù hợp, chị đã có thể đẩy lùi bệnh chàm chỉ sau 1 tháng! 

Xem bí quyết của chị Thương TẠI ĐÂY.

>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm cải thiện triệu chứng bệnh chàm thành công của nhiều người khác TẠI ĐÂY.

ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN GIA

Mời bạn lắng nghe TS. Nguyễn Thị Vân Anh phân tích 4 mục tiêu nổi bật của Eczestop trong hỗ trợ điều trị bệnh chàm trong video sau:

>>> XEM THÊM: Chuyên gia Dương Trọng Hiếu tư vấn cách điều trị viêm da cơ địa hiệu quả TẠI ĐÂY.

Qua thông tin bài viết chia sẻ, các bạn đã có thêm thông tin về bệnh chàm khô tróc vảy. Với giải pháp an toàn từ kem bôi Eczestop, các triệu chứng của bệnh chàm sẽ được giảm nhẹ, đồng thời giúp ngăn ngừa tái phát về sau. Hãy sử dụng Eczestop ngay hôm nay để bệnh chàm khô được kiểm soát, bạn nhé!

Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh chàm khô tróc vảy và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ hotline: 0916.755.060 – 0916.757.545

Dược sĩ Đoàn Thu

Kem-lam-sach-da-Eczestop.webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  •  Cách điều trị viêm da dị ứng tại nhà vô cùng đơn giản mà hiệu quả
    Cách điều trị viêm da dị ứng tại nhà vô cùng đơn giản mà hiệu quả

    Viêm da dị ứng là căn bệnh ngoài da dễ tái phát và gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh. Việc điều trị viêm da dị ứng không phải quá khó khăn, tuy nhiên, phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân, tình trạng bệnh và đòi hỏi sự phối hợp tích cực từ người mắc. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra cách trị viêm da dị ứng đơn giản, bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.

  •      Bệnh viêm da cơ địa là gì và cách điều trị
    Bệnh viêm da cơ địa là gì và cách điều trị

    Viêm da cơ địa là gì và có cách nào để điều trị viêm da cơ địa không,… là băn khoăn của rất nhiều người. Bởi đây là bệnh ngoài da, có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người mắc, mặc dù bệnh không đe dọa tính mạng. Để hiểu hơn về bệnh lý này, mời bạn hãy dành vài phút đọc ngay bài viết nhé!

  •  3 mẹo chữa viêm da cơ địa ngay tại nhà từ những nguyên liệu đơn giản
    3 mẹo chữa viêm da cơ địa ngay tại nhà từ những nguyên liệu đơn giản

    Tác giả: Phương Thảo

  • 3 thể bệnh thường gặp nhất của bệnh eczema
    3 thể bệnh thường gặp nhất của bệnh eczema

    Bệnh eczema là bệnh lý da liễu ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Theo thống kê tại Hoa Kỳ, hơn 30 triệu người ở quốc gia này mắc bệnh eczema. Eczema có rất nhiều thể bệnh, mỗi thể bệnh có các đặc trưng riêng. Dưới đây là 3 thể bệnh thường gặp nhất trong các bệnh eczema.