Bị chàm có lây không là câu hỏi mà nhiều người muốn tìm lời giải đáp. Trước khi tìm hiểu về vấn đề này, ta nên biết: Chàm (eczema) là bệnh da liễu nguy hiểm nằm trong nhóm viêm da cơ địa, có thể gặp ở mọi độ tuổi. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể làm giảm chất lượng cuộc sống của người mắc. Vậy, bị bệnh chàm có lây không? Hãy đọc ngay để biết!
Bệnh chàm là gì?
Chàm là bệnh da liễu mạn tính gây ngứa ngáy, viêm nhiễm, rất dễ tái phát nếu không biết cách điều trị dứt điểm. Ở mức độ nhẹ, bệnh làm cho da bị khô, ngứa ngáy, bong tróc,… Trường hợp nặng hơn sẽ khiến da bị nứt, trầy xước, chảy máu và dịch, gây mất thẩm mỹ, khiến người bệnh giảm tự tin khi giao tiếp xã hội. Bệnh chàm có thể xuất hiện ở rất nhiều vị trí trên cơ thể như: Da đầu, mặt, trán, bàn tay, bàn chân, âm hộ, bìu,… Nguyên nhân gây ra tình trạng này chưa được khẳng định. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có 3 nhóm nguyên nhân có thể gây ra chàm, bao gồm:
Cơ địa
Nếu tiền sử gia đình bị chàm thì bạn có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn người khác. Các bất thường trong hoạt động của cơ thể như: Rối loạn chức năng bài tiết, tiêu hóa, thần kinh, nội tiết cũng là nguyên nhân gây ra chàm. Ngoài ra, những người từng mắc các bệnh như: Thận, viêm mũi xoang, viêm gan, viêm tai,… cũng có nguy cơ cao bị chàm.
Bệnh chàm gây bong tróc
Do dị nguyên
Những người thường xuyên phải tiếp xúc với hóa chất độc hại như: Xi măng, cao su, dầu mỡ, thuốc trừ sâu, phân bón hóa học hoặc các đồ dùng sinh hoạt dễ gây dị ứng,… cũng có nguy cơ bị bệnh chàm. Ngoài ra, nguyên nhân gây khởi phát bệnh chàm cũng có thể do ăn phải các thực phẩm dễ gây dị ứng như: Tôm, cua, cá biển, đồ ăn cay nóng,… hoặc thiếu hụt vitamin trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Sức đề kháng cơ thể yếu
Sức khỏe và khả năng đề kháng của cơ thể suy yếu dễ khiến bệnh chàm tấn công.
>>> Xem thêm: Trẻ bị viêm da cơ địa kiêng ăn gì? Bạn đã biết chưa?
Bệnh chàm có nguy hiểm không?
Chàm là căn bệnh rất ít dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng, tuy nhiên nó lại rất dễ quay trở lại, gây ngứa ngáy, khó chịu ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc. Nếu không xác định biện pháp điều trị kịp thời và hiệu quả, có thể dẫn đến nhiễm trùng thứ cấp, làm tổn thương da, để lại sẹo. Cụ thể:
- Ở giai đoạn bán cấp: Sự tiết dịch giảm, khi chảy nước vàng, huyết thanh đọng lại trên mặt da làm thành những vảy tiết dày, vùng da bị bệnh chuyển từ màu đỏ tươi sang màu đỏ thẫm.
- Ở giai đoạn mạn tính: Dịch tiết ra càng ít, bề mặt da khô, bong vảy, trở nên xù xì thô ráp, sờ thấy cứng cộm, hằn da nổi rõ, ở giữa các hằn da có các sẩn dẹt, vùng da bị chàm ngày càng sẫm màu hoặc không đều màu.
Bệnh chàm thường rất dễ tái phát
- Nếu bị bệnh trong thời gian dài, điều trị mãi không chuyển biến có thể dẫn đến trạng thái chán nản, cáu kỉnh và các rối loạn thần kinh khác.
- Nếu xử trí bệnh chàm không kịp thời, phương pháp không hiệu quả sẽ dẫn đến các vùng da không đều màu hoặc để lại sẹo mất thẩm mỹ.
Có thể thấy, chàm là bệnh gây ra nhiều bất tiện trong đời sống của người mắc. Nhiều người không muốn tiếp xúc hoặc xa lánh những ai bị chàm vì vùng da mắc bệnh thường rất mất thẩm mỹ và họ sợ lây.
>>> Xem thêm: Người nổi tiếng cũng bị bệnh chàm – Họ là ai?
Bị chàm có lây không?
Vậy, thực chất, bị chàm có lây không? Phải khẳng định, mặc dù chàm có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và thẩm mỹ của làn da, nhưng nhìn chung, bệnh không có khả năng lây nhiễm từ người này sang người khác. Tuy nhiên, việc điều trị không phù hợp còn có thể tạo điều kiện cho bệnh chàm lây lan từ vị trí này sang vị trí khác trên cơ thể như: Tay, chân, bẹn, trán, cổ,… Mời bạn lắng nghe chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn: Bệnh chàm có lây không trong video dưới đây:
Các nghiên cứu y khoa cho rằng, chàm da phần lớn là do cơ địa, thói quen sinh hoạt hàng ngày, thường xuyên tiếp xúc với chất tẩy rửa, xà phòng, xi măng,… chứ không gây nên bởi vi khuẩn hay virus. Bởi vậy, khi bạn tiếp xúc hay chăm sóc người bệnh cũng không cần quá lo lắng về khả năng lây nhiễm. Ở mỗi giai đoạn, chàm thường có những biểu hiện bùng phát khác nhau, nhưng điểm chung nhất đó là triệu chứng ngứa ngáy dữ dội, bứt rứt, khó chịu. Vì vậy, để nhanh chóng cải thiện các triệu chứng của chàm, người bệnh cần lưu ý đến việc chăm sóc bản thân và điều trị theo đúng phác đồ.
>>> Xem thêm: Tăng nguy cơ mắc bệnh chàm ở trẻ sơ sinh nếu tắm quá thường xuyên
Eczestop – Niềm hy vọng cho người bị chàm
Để bệnh chàm mau thuyên giảm, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của chuyên gia, nhiều người đã tìm đến một biện pháp an toàn và hiệu quả không kém - đó là sử dụng sản phẩm kem làm sạch da Eczestop. Loại kem bôi từ tự nhiên này mang đến nhiều tác động tích cực đối với sức khỏe người bị chàm. Eczestop là sự kết hợp độc đáo của các thành phần từ tự nhiên là:
- Kẽm salicylate (một muối của kẽm và acid salicylic): Kẽm giúp tăng tái tạo biểu mô, giảm ngứa, nhanh lành tổn thương. Ion kẽm làm giảm tình trạng viêm nhiễm, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, chống vi sinh rất hiệu quả. Acid salicylic có tác dụng làm mềm và bong tróc lớp sừng da.
- Dầu dừa: Giúp dưỡng ẩm, làm sạch da, cung cấp các vitamin và chất béo, ngăn ngừa lão hóa da.
- Chitosan: Có tác dụng dưỡng ẩm, chống oxy hóa, ức chế sự chết của tế bào, tăng tái tạo da.
- Nano bạc: Chống viêm và khả năng sát khuẩn mạnh.
- Tinh dầu hạt neem: Sát khuẩn, chống viêm và làm sạch da.
- Chiết xuất vỏ núc nác: Giảm dị ứng, giảm ngứa.
Như vậy, kem thảo dược Eczestop mang đến tác động: Vừa giảm viêm, giảm ngứa, kháng khuẩn lại giúp phục hồi tổn thương, tăng tái tạo da, tăng cường sức khỏe làn da, hạn chế nguy cơ tái phát bệnh chàm. Bạn nên rửa sạch vùng da bị chàm bằng nước ấm rồi thoa kem Eczestop 3 – 4 lần/ngày, vào buổi sáng, trưa, tối, trước khi đi ngủ. Rất nhiều khách hàng đã sử dụng Eczestop chia sẻ tình trạng sức khỏe cải thiện rõ rệt qua 3 giai đoạn:
- Sau 2 - 3 tuần: Các triệu chứng bắt đầu cải thiện, da mịn, đỡ ngứa hơn.
- Sau 1 - 3 tháng: Giảm rõ rệt triệu chứng ngứa, da mềm mại, sáng hơn, bớt bong tróc, mụn nước đã đỡ hẳn, ngủ ngon hơn, tinh thần phấn chấn,…
- Sau 3 - 6 tháng: Da đã lành lại, mịn, đều màu. Nên dùng thường xuyên để phòng ngừa biến chứng, tăng cường sức khỏe làn da.
Thời gian có tác dụng nhanh hay chậm phụ thuộc vào thể trạng cũng như chế độ sinh hoạt mỗi người và sử dụng Eczestop đúng hướng dẫn hay không! Bạn có thể gọi điện đến tổng đài (miễn cước): 18006107 để được tư vấn!
Cảm nhận của người dùng
>>> Eczestop đã đem lại hy vọng cải thiện bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhiều người mắc bệnh chàm. Điển hình như trường hợp của chị Thương (Vĩnh Phúc).
Chị Thương mắc viêm da cơ địa (chàm) lâu năm, đã từng “khổ sở” vì căn bệnh này. Nhưng nhờ Eczestop, chị đã có thể đẩy lùi viêm da cơ địa chỉ sau 1 tháng! Xem TẠI ĐÂY.
>>> Xem thêm: 3 mẹ con chị Nhung chiến thắng bệnh ECZEMA (chàm) chỉ sau 2 tháng
Ý kiến của chuyên gia
Có thể chữa bệnh chàm bằng đông y không? Mời bạn lắng nghe chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn trong video dưới đây:
>>>Xem thêm: Cách chữa bệnh chàm hiệu quả - chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh tư vấn TẠI ĐÂY.
Giải thưởng uy tín của Eczestop
Từ khi xuất hiện trên thị trường, Eczestop đã luôn được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Sản phẩm vinh dự lọt vào “Top 100 - Sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho Gia đình, Trẻ em” do báo Lao Động Xã Hội tổ chức:
Chứng nhận “Top 100 - Sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho Gia đình, Trẻ em” của Eczestop
Thắc mắc: “Bệnh chàm có lây không” đã tìm được lời giải đáp. Xin được khẳng định lại rằng, bệnh chàm không lây từ người sang người nhưng có thể lan rộng sang các vùng da lành khác trên cơ thể. Để kiểm soát tốt bệnh, bên cạnh việc dùng thuốc, ăn uống, sinh hoạt điều độ, đừng quên kết hợp dùng kem bôi Eczestop để cải thiện các triệu chứng của bệnh chàm, bạn nhé!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về vấn đề bị chàm có lây không và đặt mua sản phẩm Eczestop chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ (Zalo/ Viber) hotline: 0916.755.060 – 0916.757.545
Dược sĩ Đoàn Thu