Ngay cả những người đẹp, giàu có và nổi tiếng cũng không thể tránh khỏi bệnh chàm - tình trạng da mà cho đến ngày nay vẫn chưa có cách chữa khỏi hoàn toàn. Hiểu đúng về bệnh chàm, triệu chứng và nguyên nhân sẽ giúp bạn sớm tìm ra cách điều trị phù hợp nhất. Đọc tiếp để biết những người nổi tiếng nào đang phải chịu đựng bệnh chàm và lời khuyên giúp kiểm soát triệu chứng hiệu quả!
Bệnh chàm là gì?
Chàm (hay eczema, viêm da cơ địa) là bệnh ngoài da có ảnh hưởng không nhỏ đến thẩm mỹ và sức khỏe của người mắc. Bệnh chàm được chia thành các giai đoạn:
Giai đoạn 1: Tấy đỏ
- Người bệnh cảm thấy ngứa và vùng da bị đỏ lên.
- Những hạt trắng li ti xuất hiện trên da và sau đó là mụn nước lớn.
Giai đoạn 2: Mụn nước
- Mụn nước ban đầu với kích thước nhỏ và to dần, có thể lan sang vùng da lành.
- Mụn nước có dịch trong, xếp thành mảng dày chi chit, mọc lên theo nhiều đợt.
Các giai đoạn của bệnh chàm
Giai đoạn 3: Chảy nước
- Do tác động hoặc thói quen gãi ngứa khiến mụn nước bị vỡ, chảy dịch.
- Giai đoạn này rất dễ bị bội nhiễm do các vết mụn loang lổ.
Giai đoạn 4: Da nhẵn
- Sau một thời gian, huyết chảy ra đọng lại trên mặt da tạo thành những vảy tiết dày. Vảy tiết khi khô sẽ bong ra, để lại lớp da mỏng nhẵn.
Giai đoạn 5: Bong vảy da
- Lớp da mới tái tạo bong vảy, dần dày lên và tăng sắc tố màu da.
>>> XEM THÊM: Những thông tin về bệnh chàm khô ở đầu ngón tay
Người nổi tiếng cũng bị bệnh chàm
Bệnh chàm không tập trung ở một vài đối tượng cụ thể mà hầu như ai cũng có thể mắc. Tìm hiểu về cuộc sống của những người giàu có và nổi tiếng, thật khó tin khi biết họ cũng có thể đang phải “sống chung” với bệnh chàm. Nếu bạn mệt mỏi vì bệnh chàm, hãy ghi nhớ rằng, những siêu sao này cũng vậy.
Adele
Ngay sau khi nhận giải Quả cầu cho bộ phim Bondfall Skyfall, nữ ca sĩ Adele đã phát biểu về chiến thắng của mình. Nổi tiếng là người trung thực và thực tế, vì vậy, không có gì ngạc nhiên trong khi nói chuyện với báo chí, Adele đã thừa nhận mình mắc bệnh chàm khiến bản thân bị ngứa da ở tay.
Adele thừa nhận cô là người mắc bệnh chàm
Kate Middleton
Trong quá khứ, công nương xứ Cambridge từng bị bệnh chàm. Kate Middleton đã từng phải chịu đựng làn da đỏ, bong tróc. Không chỉ thế, Kate còn bị những cô gái khác ở trường nội trú bắt nạt vì làn da không hoàn hảo của mình.
Brad Pitt
Khi Brad Pitt quay phim The Curious Case Of Benjamin Button, lớp trang điểm cho vai diễn khiến bệnh chàm của anh bị bùng phát - Cate Blanchett chia sẻ về điều này khi cô cho Brad mượn một ít kem dưỡng da để điều trị tình trạng của anh.
Nicole Kidman
Nicole có một trong những làn da đáng ghen tị nhất ở Hollywood. Nhưng giống như nhiều người có làn da trắng, cô ấy rất dễ bị dị ứng. Nicole bị chụp lén khi rời khỏi nhà hàng thời thượng Zuma ở London với đôi bàn tay đầy vết chàm.
>>> XEM THÊM: Bạn biết gì về tình trạng chàm da đầu?
Các cách điều trị bệnh chàm hiện nay
Khi mắc bệnh chàm, bạn không nên quá lo lắng. Hiện nay, việc điều trị có rất nhiều hướng đi khác nhau. Tùy theo mức độ nặng hay nhẹ mà chúng ta có thể lựa chọn cách chữa trị phù hợp.
Chữa bệnh chàm bằng thuốc tây
Thông thường, bạn sẽ được chỉ định các loại thuốc sau:
- Thuốc uống giảm viêm và chống bội nhiễm: Cephalosporin, amoxicillin,…
- Thuốc chống dị ứng: Clorpheniramin thường được dùng giúp ức chế các triệu chứng dị ứng, ngăn ngừa bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
- Thuốc bôi: Nhóm thuốc này thường tác động lên vùng da cụ thể, có tác dụng giảm ngứa, dưỡng ẩm và làm mát da. Tùy theo trường hợp mà sử dụng các dạng thuốc khác nhau. Với các trường hợp nhẹ thì hay dùng hồ nước, dung dịch thuốc. Còn thuốc mỡ hay được chỉ định cho bệnh nhân mắc bệnh ở giai đoạn mạn tính.
Sử dụng các bài thuốc dân gian điều trị bệnh chàm
Nếu bệnh ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng một trong số những cách sau:
Lá trầu không chữa bệnh chàm
- Dùng lá trầu không: Lấy một nắm lá trầu không rửa thật sạch rồi vò nát. Nấu một nồi nước cho thật sôi rồi cho lá trầu không đã vò nát vào đun trong 10 phút. Đợi nước nguội rồi đổ ra chậu ngâm rửa vùng da bị bệnh khoảng 10 phút. Mỗi ngày áp dụng 1 lần.
- Dùng lá ổi: Lấy một nắm lá ổi rửa thật sạch, ngâm qua nước muối để đảm bảo hơn. Đun một nồi nước cho sôi lên rồi cho lá ổi vào, chú ý nấu trong khoảng 20 phút để tinh chất tan ra trong nước. Đổ nước lá ra thau rồi ngâm rửa vùng da bị bệnh. Có thể lấy bã lá chà xát lên các vùng da bị tổn thương để tăng thêm công dụng. Áp dụng mỗi ngày 1 lần cho đến khi khỏi bệnh.
- Dùng dầu dừa: Vệ sinh da thật sạch, lau khô rồi nhẹ nhàng bôi dầu dừa lên da. Massage nhẹ nhàng để các tinh chất thấm vào da. Đợi trong khoảng 20 phút rồi vệ sinh lại thật sạch.
Chế độ sinh hoạt
Ngoài việc áp dụng các mẹo dân gian, các loại thuốc điều trị thì chế độ sinh hoạt, ăn uống cũng tác động không nhỏ đến quá trình chữa lành bệnh. Cụ thể, bạn nên:
- Vệ sinh da thường xuyên và đúng cách.
- Dưỡng ẩm để hạn chế ngứa, khô da.
- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, hóa chất độc hại, ánh nắng mặt trời.
- Sắp xếp công việc hợp lý, tránh căng thẳng.
- Tập thể dục để nâng cao sức khỏe, giúp tinh thần thoải mái. Nhờ đó mà tăng hiệu quả của các phương pháp chữa trị bệnh.
- Hạn chế sử dụng các thực phẩm có thể gây kích ứng da.
- Uống nhiều nước để tăng cường quá trình trao đổi chất, bổ sung rau xanh và trái cây tươi để cung cấp vitamin cũng như các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
- Không nên dùng rượu, bia, thuốc lá và các chất kích thích.
>>> XEM THÊM: Cách phân biệt bệnh chàm và bệnh ghẻ
Xu hướng mới cho người mắc bệnh chàm
Việc điều trị bệnh chàm là quá trình lâu dài, đòi hỏi bạn cần phải kiên trì thì mới có kết quả tốt. Với làn da nhạy cảm, người bị chàm nên chú ý đến chế độ ăn uống, hạn chế những thực phẩm có thể làm bệnh thêm trầm trọng. Song song với đó, nên chăm sóc và dưỡng ẩm cho da để giúp việc điều trị bệnh hiệu quả hơn. Nhằm giúp người bị chàm có giải pháp chăm sóc da chuyên biệt, các nhà khoa học đã nghiên cứu thành công kem làm sạch da Eczestop.
Kem bôi Eczestop hỗ trợ điều trị bệnh chàm an toàn, hiệu quả
Kem Eczestop có thành phần chính là kẽm salicylate giúp giảm ngứa tốt, đồng thời giúp tăng tái tạo biểu mô, nhanh lành tổn thương, giảm viêm nhiễm, tăng cường miễn dịch; Dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm da, bổ sung vitamin và acid béo; Chiết xuất vỏ cây núc nác giúp chống viêm, giảm ngứa, chống dị ứng rất tốt; Chitosan có tác dụng chống oxy hóa, ức chế sự chết của tế bào, tăng tái tạo da; Nano bạc và dầu hạt neem giúp chống viêm và kháng khuẩn,… Bởi vậy, Eczestop là sản phẩm chuyên biệt, có tác động hiệu quả đến bệnh chàm và ngăn ngừa tái phát.
CHIA SẺ CỦA NGƯỜI DÙNG
>>> Chị Thương (Vĩnh Phúc) mắc bệnh chàm lâu năm, đã từng “vật vã” vì căn bệnh này. Nhưng việc gì cũng có cách giải quyết của nó, khi tìm được bí quyết điều trị phù hợp, chị đã có thể đẩy lùi bệnh chỉ sau 1 tháng!
Xem bí quyết của chị Thương TẠI ĐÂY.
>>> XEM THÊM: Kinh nghiệm cải thiện triệu chứng bệnh chàm thành công của nhiều người khác TẠI ĐÂY.
ĐÁNH GIÁ CỦA CHUYÊN GIA
Lắng nghe phân tích của TS. Nguyễn Thị Vân Anh về những ưu điểm nổi bật của Eczestop trong hỗ trợ điều trị bệnh chàm trong video dưới đây:
>>> XEM THÊM: Chuyên gia Trần Quang Đạt tư vấn cách giảm ngứa cho người bị chàm TẠI ĐÂY.
Qua thông tin mà bài viết chia sẻ, hy vọng bạn đã có thêm thông tin về bệnh chàm và cách điều trị hiệu quả. Hãy sử dụng Eczestop ngay hôm nay để bệnh chàm không còn là nỗi lo, bạn nhé!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh chàm và đặt mua sản phẩm Eczestop chính hãng với giá tốt nhất xin vui lòng liên hệ hotline: 0916.755.060 – 0916.757.545
Dược sĩ Đoàn Thu