Bệnh chàm và ghẻ đều là những bệnh ngoài da. 2 bệnh này đều có triệu chứng khá tương đồng, khiến nhiều người chẩn đoán sai bệnh và áp dụng phương pháp điều trị không thích hợp. Do đó, trước khi tiến hành điều trị, bạn nên phân biệt hai bệnh lý này để xác định đúng tình trạng mà mình đang mắc phải.
Phân biệt chi tiết bệnh chàm và bệnh ghẻ
Bệnh chàm và bệnh ghẻ đều là những bệnh ngoài da phổ biến. Việc phát hiện và phân biệt chính xác được triệu chứng của 2 bệnh này sẽ giúp điều trị dễ dàng và có phương pháp phù hợp. Dưới đây là cách phân biệt 2 loại bệnh này:
Về triệu chứng
- Bệnh chàm
Bệnh chàm gây tổn thương theo từng mảng da
Bệnh chàm gây tổn thương da theo từng mảng, các mảng có màu đỏ hơn vùng da bình thường. Những triệu chứng thông thường của bệnh chàm là:
+ Ngứa dữ dội gây nên sự khó chịu
+ Da bị đỏ do tăng lượng máu chảy qua các mạch máu vùng bị tổn thương.
+ Xuất hiện mụn nước, các nốt phồng rộp trên da. Trên những vùng da này, mụn nước nhỏ sẽ xuất hiện và rất dễ vỡ. Khi mụn nước vỡ, chúng sẽ tiết ra dịch lỏng có màu trắng.
+ Các lớp vảy hình thành khi vùng da bị chàm sẽ khô, bong vảy và bong tróc.
+ Liken hóa - một vùng da trở nên dày và cứng hơn để đáp ứng với việc gãi.
>>> Xem thêm: Bất ngờ với 5 thực phẩm tốt cho người bị chàm
- Bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ thường có những nốt mụn nhỏ chứa nước
Triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh ghẻ là ngứa da dữ dội. Bên cạnh đó, bề mặt da xuất hiện những nốt mụn nhỏ, một số có chứa nước. Ngoài ra, bề mặt da sẽ có xu hướng đỏ và nổi mẩn do ve ký sinh đào hang để đẻ trứng.
Ngay từ giai đoạn đầu, bệnh này đã có những dấu hiệu rõ rệt là sau hai tuần nhiễm ký sinh trùng, người bệnh sẽ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu ở vùng da bị tổn thương. Ban ngày, bệnh nhân sẽ cảm thấy ngứa nhưng ngứa ít, đến đêm mức độ ngứa ngày càng nghiêm trọng hơn, do thời điểm này là lúc ghẻ cái ra khỏi hang tìm ghẻ đực. Lúc này, nếu bệnh nhân gãi nhiều sẽ khiến ghẻ vương ra, mắc trên quần áo, chăn gối nên khả năng lây lan bệnh là rất cao. Ngay ở giai đoạn đầu, triệu chứng của bệnh ghẻ rất dễ nhận biết nữa chính là xuất hiện mụn nước ở những vùng da mỏng, có nếp gấp như kẽ tay, lằn chỉ tay, khu vực thắt lưng, bẹn, đùi, cơ quan sinh dục, cạp quần, nách,…
Bước vào giai đoạn sau, các tổn thương ở bệnh ghẻ đã xuất hiện đầy đủ và những triệu chứng lúc này càng rõ rệt, nghiêm trọng hơn. Bề mặt da do bệnh nhân gãi nên sẽ xuất hiện những vết xước, vết trợt có vảy, kèm theo đó là những sẹo sẫm màu. Thương tổn là một vết trợt nông, nền cứng, không ngứa, không đau.
Về nguyên nhân
- Bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ hình thành do ve ký sinh Sarcoptes scabiei đào hang trong da và đẻ trứng. Tại vùng da này sẽ xuất hiện tình trạng ngứa rát, mẩn đỏ và nổi mụn nước. Bệnh ghẻ thường lây lan qua tiếp xúc vật lý hoặc tiếp xúc gián tiếp khi hai người khi cùng sử dụng chung vật dụng hoặc quần áo.
Bệnh ghẻ hình thành do ve ký sinh Sarcoptes scabiei
- Bệnh chàm
Khác với bệnh ghẻ, bệnh chàm không lây truyền từ người này sang người khác. Chàm là phản ứng kích ứng của da, nguyên nhân gây bệnh có thể do:
+ Dị ứng
+ Tiếp xúc với hóa chất, chất tẩy rửa, thuốc nhuộm, sơn,… hàng ngày làm cho da bị hư tổn.
+ Do thay đổi nội tiết tố, rối loạn nội tiết ở phụ nữ mang thai, tuổi dậy thì. Yếu tố nội tiết ảnh hưởng đến quá trình biến đổi hormone, làm cho biểu bì da thay đổi.
+ Môi trường sống ô nhiễm,…
+ Yếu tố di truyền đóng một phần nguyên nhân gây ra bệnh chàm. Nếu trong gia đình có cha mẹ mắc bệnh chàm thì con sinh ra cũng dễ nhiễm bệnh.
+ Do thời tiết khô hanh, da bị khô nẻ, bong tróc gây ra bệnh chàm.
Tiếp xúc với chất tẩy rửa thường xuyên mà không đeo găng tay rất dễ bị chàm
>>> Xem thêm: Bệnh chàm môi và cách chữa hiệu quả
Nguy cơ mắc phải
- Bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ là một bệnh truyền nhiễm và có thể lây lan nhanh chóng thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp trong gia đình, nhà trẻ, lớp học, nhà dưỡng lão hay nhà tù. Bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi, bất kể thu nhập, cấp bậc xã hội hay điều kiện sống.
- Bệnh chàm
Bệnh chàm có thể xảy ra ở người lớn nhưng chủ yếu là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Cải thiện bệnh chàm từ sản phẩm thảo dược
Hiện nay, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh sự thiếu hụt các yếu tố vi lượng sẽ làm cho bệnh chàm tăng nặng và khởi phát trở lại. Họ cũng thấy rằng, các yếu tố vi lượng có một vai trò quan trọng giúp chữa lành các vết thương ở da. Vì vậy, xu hướng điều trị mới hiện nay đó là bổ sung các yếu tố vi lượng cho da, đặc biệt là kẽm.
Eczestop - Kem điều trị bệnh chàm hiệu quả
Trên thị trường hiện nay có sản phẩm Eczestop đáp ứng hoàn toàn các mục tiêu trong việc điều trị bệnh chàm. Eczestop được chiết xuất hoàn toàn tự nhiên với các thành phần: Kẽm salicylate, nano bạc, dịch chiết neem và chiết xuất vỏ núc nác. Đây là một công thức chuyên biệt cho bệnh chàm, giúp giảm dị ứng, bớt ngứa ngáy, cải thiện tình trạng tổn thương da. Đồng thời sản phẩm cũng giúp dưỡng ẩm, làm sạch da và tăng cường sức khỏe của làn da nhờ có dầu dừa, chitosan. Các thành phần của Eczestop còn giúp phòng ngừa bệnh chàm tái phát. Sản phẩm này có thành phần từ thiên nhiên nên rất an toàn khi sử dụng.
Cảm nhận của khách hàng
Một trường hợp điển hình cho căn bệnh này đó là chị Hân (ở Định Quán – Đồng Nai) bị mụn nước, ngứa ngáy và bong tróc da. Theo chia sẻ thì chị cảm thấy vô cùng khó chịu với căn bệnh này, nhưng từ khi chị biết đến và sử dụng sản phẩm thảo dược Eczestop, bệnh chàm của chị đã được đẩy lùi. Xem chi tiết chia sẻ của chị Hân tại đây!
>>>Xem thêm: Những người bị eczema khác chia sẻ bí quyết cải thiện nhờ kem bôi Eczestop TẠI ĐÂY!
Đánh giá của chuyên gia
Mời các bạn cùng lắng nghe chuyên gia Ngô Xuân Nguyệt tư vấn về cách điều trị bệnh eczema hiệu quả trong video dưới đây:
>>>Xem thêm: Tư vấn của chuyên gia về vấn đề bệnh eczema có chữa khỏi được không
Như vậy, bài viết đã cung cấp cho độc giả về cách phân biệt bệnh chàm và ghẻ. Hãy duy trì một lối sống lành mạnh và đặc biệt, sử dụng kem bôi Eczestop để bệnh chàm được kiểm soát một cách hiệu quả bạn nhé!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh chàm và đặt mua sản phẩm Eczestop chính hãng với giá tốt nhất xin vui lòng liên hệ hotline: 0916.755.060 – 0916.757.545
Dược sĩ Đoàn Thu