Theo con số thống kê tại các bệnh viện Da liễu, bệnh chàm hiện nay đang có xu hướng gia tăng mạnh. Vì vậy, nhiều người rất lo lắng và luôn mong muốn tìm được phương pháp phòng ngừa, điều trị chàm hiệu quả từ các “chiêu thức” đến từ dân gian. Tuy nhiên, cụ thể đó là những nguyên liệu nào thì không phải ai cũng biết. Benheczema.com.vn sẽ đưa ra gợi ý hay cho bạn, HÃY XEM NGAY!
Bệnh chàm là gì?
Bệnh chàm hay còn gọi với tên gọi khác là viêm da cơ địa hoặc eczema. Đây là một bệnh lý đặc trưng bởi các triệu chứng như: Ngứa dữ dội, đỏ, khô và nứt nẻ da. Mụn nước có thể xuất hiện, bị vỡ ra khi gãi hoặc chạm vào. Vùng da bị ảnh hưởng bởi bệnh chàm sẽ bị dày lên sau đó. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong những năm đầu đời của trẻ. Tuy nhiên, chàm cũng có thể gặp ở người trưởng thành. Đây là một bệnh lý mạn tính. Ở trẻ nhỏ, bệnh có thể tự khỏi hoàn toàn khi trẻ lớn lên. Tuy nhiên, với một số trẻ khác, bệnh không tự biến mất mà theo trẻ đến tận khi trưởng thành.
Nguyên nhân gây bệnh chàm
Có ba nhóm nguyên nhân chính gây nên bệnh chàm, đó là yếu tố di truyền, lối sống và tác nhân bên ngoài môi trường.
Yếu tố di truyền
Bệnh chàm có thể di truyền trong gia đình. Cụ thể, nếu trong gia đình có người bị bệnh chàm thì bạn cũng có nhiều khả năng mắc bệnh này. Ngoài ra, những người bị chàm thường có rối loạn chức năng các cơ quan trong cơ thể như rối loạn hệ bài tiết, thần kinh, tiêu hóa...
Bệnh chàm có tính di truyền cao
Lối sống sinh hoạt
Chế độ làm việc, sinh hoạt, nghỉ ngơi không khoa học dễ dẫn đến tình trạng cơ thể giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho bệnh chàm khởi phát.
Đồng thời, chế độ ăn uống không khoa học như: Thiếu các dưỡng chất, vitamin, nước, khoáng chất cần thiết cho cơ thể hay dư thừa đạm do ăn nhiều thực phẩm như trứng, tôm, cua, bò, gà, vịt, các thực phẩm cay nóng,… cũng khiến bệnh chàm dễ bùng phát.
Tác nhân bên ngoài môi trường
Có rất nhiều công việc đòi hỏi bạn phải tiếp xúc nhiều với hóa chất như xi măng, thuốc nhuộm, sơn xe, dầu nhớt, phân bón hóa học, thuốc trừ sâu... Nếu tiếp xúc với các tác nhân này trong thời gian dài có thể tạo điều kiện cho bệnh chàm khởi phát.
Việc mặc các loại vải khó thoát mồ hôi, mang giày dép làm từ nhiều hóa chất cũng có thể gây ra bệnh chàm. Lý do là những vật dụng này có thể chứa các hóa chất tồn đọng trong quá trình sản xuất, không được làm sạch, khử trùng thường xuyên.
>>> Xem thêm: 5 sai lầm bạn cần tránh khi điều trị bệnh chàm
Bệnh chàm có nguy hiểm không?
Tương tự như với các bệnh mạn tính khác, với câu hỏi là bệnh chàm có nguy hiểm không thì câu trả lời đó là bệnh chàm có thể dẫn đến một số biến chứng về sức khỏe và tâm lý xã hội khác nhau nếu không được điều trị kịp thời. Sau đây là một số biến chứng của bệnh chàm.
Bệnh chàm có thể gây nguy hiểm cho người mắc
Nhiễm trùng da do vi khuẩn
Bệnh chàm khiến một người có nguy cơ phát triển nhiễm trùng từ vi khuẩn Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng) cao hơn. Tình trạng nhiễm khuẩn phát triển mạnh trên da bị rách hoặc tổn thương.
Nhiễm nấm
Những người mắc bệnh chàm có thể dễ bị nhiễm trùng nấm hơn. Nấm thường phát triển trong sự hiện diện của làn da ấm áp, ẩm ướt. Các nghiên cứu trước đây cho thấy, Candida là một nguyên nhân gây bệnh chàm, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, và điều trị Candida có thể giúp giảm triệu chứng của bệnh chàm.
Nhiễm virus Herpes simplex
Những người mắc bệnh chàm da thường có sức đề kháng thấp hơn với virus Herpes simplex – Đây là loại siêu vi khuẩn gây ra các vết loét lạnh. Để lâu sẽ gây nhiễm trùng, hoại tử da.
Những vấn đề về mắt
Một số người mắc bệnh chàm da gặp các vấn đề về mắt như nếp gấp ở mí mắt dưới, viêm kết mạc, đục thủy tinh thể và bong võng mạc. Các biến chứng ít nghiêm trọng hơn có thể bao gồm: Ngứa xung quanh mí mắt, chảy nước mắt quá nhiều hoặc viêm mí mắt.
Rối loạn giấc ngủ
Bệnh chàm có thể gây mất ngủ cho bạn
Sự ngứa ngáy trong bệnh chàm có thể khiến bạn luôn thức dậy vào ban đêm để gãi. Liên tục bị thiếu ngủ có thể dẫn đến khó chịu, thiếu tập trung và các vấn đề về hành vi và nhận thức khác.
>>> Xem thêm: Bệnh chàm nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Top 3 nguyên liệu người bệnh chàm không nên bỏ qua
Bên cạnh cách chữa bệnh chàm theo tây y, người mắc bệnh chàm cần lưu ý đến chế độ ăn uống hàng ngày. Bạn nên thêm vào chế độ dinh dưỡng những thực phẩm có thể giúp cải thiện bệnh chàm hiệu quả, chẳng hạn như 3 loại gia vị dưới đây:
1. Quế
Quế là loại gia vị có lợi cho người bị chàm trong việc ức chế sự hình thành chất gây viêm. Quế chứa hoạt chất thực vật cinnamaldehyde, giúp kháng viêm và chống oxy hóa rất tốt. Quế còn có khả năng làm chậm sự hấp thu carbohydrate trong ruột, do đó cơ thể sẽ cần ít insulin hơn để kiểm soát lượng đường trong máu, giúp chống lão hóa rất tốt. Như vậy, quế có công dụng giảm viêm, chống oxy hóa, làm chậm quá trình lão hóa da, rất tốt cho người bệnh chàm.
Quế tốt cho người bị bệnh chàm
2. Nghệ
Củ nghệ có màu vàng cam đặc trưng nhờ chứa hoạt chất curcumin. Curcumin đã được nghiên cứu rộng rãi bởi vì nó có hàng loạt tác dụng trong điều trị bệnh bao gồm: Chống viêm, chống oxy hóa, chống ung thư, kháng khuẩn, chống nấm... Nhiều nghiên cứu cũng thấy rằng, curcumin giúp tăng cường sự hình thành collagen và giúp nhanh lành vết thương. Do đó, nghệ mang lại nhiều lợi ích cho người bị bệnh chàm.
3. Gừng
Gừng thường được sử dụng dạng tươi, là một loại gia vị được dùng phổ biến. Gừng có tác dụng giảm viêm, từ đó sẽ giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh chàm. Gừng cũng chứa các enzym có vai trò quan trọng trong chống lão hóa da như glutathione (GSH) và superoxide dismutase (SOD).
Gừng tốt cho người bị bệnh chàm
>>> Xem thêm: 3 bài thuốc chữa bệnh chàm
Hỗ trợ điều trị bệnh chàm bằng sản phẩm thảo dược
Thông qua nội dung bài viết với những kiến thức cơ bản và 3 loại nguyên liệu giúp bạn chữa bệnh chàm ở trên. Hiện nay, các chuyên gia đầu ngành khuyên bạn nên sử dụng kết hợp thêm sản phẩm thảo dược để làm tăng hiệu quả chữa bệnh. Một trong những sản phẩm được đông đảo mọi người biết tới và đã sử dụng cho hiệu quả tốt đó chính là kem bôi thảo dược Eczestop.
Đây là sản phẩm chứa đựng công thức độc đáo, chuyên biệt có tác dụng phòng ngừa và cải thiện bệnh chàm, giúp giảm dị ứng, bớt ngứa ngáy, cải thiện tình trạng tổn thương da thông qua tác dụng của kẽm salicylate, nano bạc, dịch chiết neem và chiết xuất vỏ núc nác. Đồng thời, sản phẩm cũng giúp dưỡng ẩm, làm sạch da và tăng cường sức khỏe của làn da nhờ có dầu dừa, chitosan. Các thành phần của Eczestop còn giúp phòng ngừa bệnh chàm tái phát hiệu quả. Sản phẩm này có thành phần từ thiên nhiên nên rất an toàn khi sử dụng.
Kem bôi Eczestop giúp cải thiện bệnh chàm
Chia sẻ của khách hàng
Là một trong những phụ nữ kém may mắn khi mắc phải bệnh viêm da cơ địa (chàm). Nhưng nhờ chị biết tới sản phẩm thảo dược Eczestop và sử dụng sau 2 – 3 tuần tình trạng bệnh đã cải thiện rõ rệt. Cùng xem quá trình vượt qua bệnh viêm da cơ địa của chị Hân TẠI ĐÂY.
>>>Xem thêm: Những người bị bệnh chàm khác cũng đã cải thiện nhờ dùng Eczestop. Bạn có thể tham khảo TẠI ĐÂY.
Đánh giá của chuyên gia
Mời các bạn cùng lắng nghe chuyên gia Nguyễn Thành phân tích về vấn đề bệnh chàm có nguy hiểm không trong video sau đây:
>>>Xem thêm: Tư vấn của chuyên gia về sản phẩm thảo dược hỗ trợ điều trị bệnh chàm hiệu quả TẠI ĐÂY.
Với những thông tin hữu ích mà bài viết cung cấp về bệnh chàm và các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả, hy vọng đã mang tới cho bạn “tuyệt chiêu” để khắc phục chúng hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng ngay sản phẩm Eczestop mỗi ngày để không còn nỗi lo bệnh chàm nhé!
Để được giải đáp mọi thắc mắc về bệnh chàm và đặt mua sản phẩm Eczestop chính hãng với giá tốt nhất xin vui lòng liên hệ hotline: 0916.755.060 – 0916.757.545
Dược sĩ Đoàn Thu