Người bị chàm môi kiêng ăn gì để mau lành, tránh tái phát? Câu trả lời có TẠI ĐÂY!

Người bị chàm môi kiêng ăn gì để mau lành, tránh tái phát là câu hỏi không quá khó để trả lời. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết 5 nhóm thực phẩm nên “tránh thật xa” để các tổn thương trên môi không trở nên trầm trọng hơn, từ đó hỗ trợ giúp bệnh chàm môi mau khỏi, hạn chế tái đi tái lại. Hãy tìm hiểu ngay!

Nguyên nhân gây chàm môi

Chàm môi là tình trạng viêm nhiễm tại vùng da môi, gây bong tróc, nứt nẻ, ngứa ngáy,... Bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với nứt nẻ môi thông thường vào mùa đông do thiếu độ ẩm. Tổn thương do chàm môi thường chỉ tập trung vào các vị trí: Cạnh bên môi, ngoài môi và niêm mạc, đặc biệt là khu vực cạnh môi. Bệnh có 2 dạng là chàm môi cấp tính và chàm môi mạn tính. Chàm môi có thể xảy ra do một số nguyên nhân như sau:

Tác nhân bên trong

Những người mắc phải một số bệnh lý như: Viêm da dị ứng, viêm mũi, hen suyễn,... đều có nguy cơ cao bị bệnh. Bên cạnh đó, tâm lý căng thẳng thường xuyên, đổ mồ hôi hoặc do thay đổi nồng độ hormone, thiếu hụt dinh dưỡng, yếu tố di truyền cũng là nguyên nhân khiến bệnh dễ bùng phát và trở nên nặng hơn.

Tác nhân bên ngoài

- Mỹ phẩm: Lạm dụng mỹ phẩm hoặc dùng các sản phẩm không phù hợp như: Son môi, sản phẩm tẩy tế bào chết,… dễ dẫn đến chàm môi.

Son môi có thể là nguyên nhân gây khởi phát bệnh chàm môi

Son môi có thể là nguyên nhân gây khởi phát bệnh chàm môi

- Sự thay đổi nhiệt độ và độ ẩm có thể làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của da môi. Nhiệt độ quá nóng hay lạnh dễ khiến cho môi bị khô, nứt nẻ và bong tróc.

- Môi bị khô: Môi của người có cơ địa da khô hoặc nhạy cảm thường dễ bị mất độ ẩm hơn, có thể làm khởi phát chàm môi.

- Các yếu tố khác: Thói quen liếm môi; Nước hoa, chất tẩy rửa, kem đánh răng; Uống không đủ nước; Dị ứng thực phẩm,...

>>> Xem thêm: Bệnh chàm môi khiến bạn mất tự tin – chú ý ngay những dấu hiệu cảnh báo này

Chàm môi có nguy hiểm không?

Bệnh chàm môi tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể khiến người mắc khó chịu trong sinh hoạt và cuộc sống. Bên cạnh đó, nó gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, khiến bạn mất tự tin, ảnh hưởng đến tâm lý, ngại giao tiếp. Theo các chuyên gia da liễu, chàm môi không có khả năng lây lan từ người này sang người khác. Mặc dù vậy, nếu bệnh nhân không nhận biết, điều trị và chăm sóc đúng cách, chàm môi dễ lan rộng ra các vùng xung quanh môi, thậm chí gây bội nhiễm, sưng tấy, mưng mủ rất nguy hiểm.

 Chàm môi làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Chàm môi làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ

Ngoài ra, chàm môi có thể gây ra rối loạn giấc ngủ do triệu chứng ngứa của bệnh. Thiếu ngủ làm tâm trạng của người mắc không tốt, ảnh hưởng đến công việc và học tập.

>>> Xem thêm: Những thông tin cần biết về bệnh chàm

Người bị chàm môi kiêng ăn gì thì tốt?

Một số loại thực phẩm có thể khiến da bị kích ứng, làm vết chàm môi nhanh chóng lan rộng, thậm chí gây nhiễm trùng và mưng mủ. Vậy người bị chàm môi kiêng ăn gì để giúp bệnh mau lành? Theo đó, bạn nên tránh các thực phẩm sau:

Kiêng ăn các loại hải sản và thực phẩm dễ gây dị ứng khác

Hải sản là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, thức ăn này có tính lạnh, mùi tanh, rất dễ gây ra tình trạng kích ứng, mưng mủ hoặc sưng tấy ở vùng da bị chàm. Ngoài ra, bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như: Trứng gà, thức ăn lên men chua chứa nhiều acid (dưa cải, cà muối,…), sữa, lúa mì, đậu phộng,…

Kiêng thức ăn cay, nóng

Thực phẩm cay, nóng có thể gây kích thích vùng da môi đang tổn thương, khiến chúng bị lở loét, viêm nhiễm nặng hơn, thậm chí sưng phù và đau nhức.

 Hạn chế thực phẩm cay nóng giúp bệnh chàm môi mau lành hơn

Hạn chế thực phẩm cay nóng giúp bệnh chàm môi mau lành hơn

Kiêng ăn thịt gà, thịt bò

Thịt gà, thịt bò gây ra tình trạng ngứa lâm râm, khó chịu ở bờ môi, thậm chí là ngứa dữ dội, khiến người bệnh phải dùng tay để gãi. Tổn thương sẽ càng nghiêm trọng hơn, gây đau rát, mất ngủ, khiến cơ thể mệt mỏi hoặc nhiễm trùng, lở loét.

Kiêng ăn nội tạng động vật

Các nghiên cứu cho thấy, trong nội tạng động vật có chứa rất nhiều chất độc. Chúng dễ khiến bệnh chàm môi ngày càng tồi tệ hơn. Ở người có cơ địa quá nhạy cảm, sau khi ăn nội tạng động vật có thể lập tức bị ngứa, nổi mụn và khó chịu ở môi. Thậm chí, cơn ngứa có thể lan rộng ra toàn thân.

Kiêng ăn thực phẩm chế biến sẵn 

Những thực phẩm này thường chứa rất nhiều dầu mỡ và chất bảo quản nên dễ gây kích ứng, khiến môi bị lở loét nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, lượng muối lớn trong đồ chế biến sẵn sẽ khiến cho dây thần kinh ngoại biên bị kích thích, gây đau rát, khó chịu.

>>> Xem thêm: Bệnh chàm môi và cách chữa trị hiệu quả

Eczestop – Niềm hy vọng cho người bị chàm môi

Để bệnh chàm môi mau thuyên giảm, bên cạnh việc kiêng ăn các loại thực phẩm kể trên, nhiều người đã tìm đến một biện pháp hiệu quả hơn và không kém phần an toàn - đó là sản phẩm kem làm sạch da Eczestop. Loại kem bôi từ tự nhiên này mang đến nhiều tác động tích cực đối với sức khỏe của người bị chàm môi. Eczestop là sự kết hợp độc đáo của các thành phần từ tự nhiên là:

Kẽm có nhiều vai trò quan trọng trong các hoạt động của cơ thể như: Duy trì hoạt động của hệ miễn dịch, làm giảm và dịu lớp sừng da, giảm ngứa, chống oxy hóa, giúp giảm viêm. Kẽm cũng ảnh hưởng đến hoạt động của các enzyme chuyển hóa acid béo - thành phần quan trọng gắn kết tế bào da. Thiếu sản xuất acid béo làm đứt gãy cấu trúc da, tạo điều kiện cho sự xâm nhập của các tác nhân từ bên ngoài môi trường, gây viêm và làm bùng phát bệnh chàm môi. Ngoài ra, kẽm còn giúp bảo vệ da, chống vi sinh hiệu quả. Thành phần acid salicylic có tác dụng làm mềm và loại bỏ vảy. Do đó, sự kết hợp giữa ion kẽm và acid salicylic tạo nên kẽm salicylate là sự bổ sung rất hữu ích cho người bị chàm môi.

dat-mua-ngay

Ngoài ra, các thành phần khác như: Chiết xuất vỏ núc nác giúp giảm dị ứng, giảm ngứa; Dầu dừa, chitosan giúp dưỡng ẩm, ức chế sự chết của tế bào, tăng cường tái tạo da; Nano bạc và dầu hạt neem giúp tăng khả năng sát khuẩn, chống viêm, làm sạch da. Như vậy, kem thảo dược Eczestop mang đến tác động: Vừa giảm viêm, giảm ngứa, kháng khuẩn, vừa giúp phục hồi tổn thương, tăng tái tạo da, tăng cường sức khỏe làn da, hạn chế nguy cơ tái phát bệnh chàm môi.

Bạn nên rửa sạch vùng da bị chàm bằng nước ấm rồi thoa kem Eczestop 3 – 4 lần/ngày, vào buổi sáng, trưa, tối, trước khi đi ngủ. Rất nhiều khách hàng đã sử dụng Eczestop chia sẻ tình trạng sức khỏe cải thiện rõ rệt qua 3 giai đoạn:

- Sau 2 - 3 tuần: Các triệu chứng bắt đầu cải thiện, da mịn, đỡ ngứa hơn.

- Sau 1 - 3 tháng: Giảm rõ rệt triệu chứng ngứa, da mềm mại, sáng hơn, bớt bong tróc, mụn nước đã đỡ hẳn, ngủ ngon hơn, tinh thần phấn chấn,…

- Sau 3 - 6 tháng: Da đã lành lại, mịn, đều màu. Nên dùng thường xuyên để phòng ngừa biến chứng, tăng cường sức khỏe làn da.

Thời gian có tác dụng nhanh hay chậm phụ thuộc vào thể trạng cũng như chế độ sinh hoạt mỗi người và sử dụng Eczestop đúng hướng dẫn hay không! 

Cảm nhận người dùng

>>> Eczestop đã đem lại hy vọng cải thiện bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhiều người mắc bệnh chàm. Điển hình như trường hợp của chị Thương (Vĩnh Phúc).

Chị Thương mắc viêm da cơ địa (chàm) lâu năm, đã từng “khổ sở” vì căn bệnh này. Nhưng nhờ Eczestop, chị đã có thể đẩy lùi viêm da cơ địa chỉ sau 1 tháng! Xem TẠI ĐÂY.

>>> Xem thêm: 3 mẹ con chị Nhung chiến thắng bệnh ECZEMA (chàm) chỉ sau 2 tháng

Đánh giá của chuyên gia

Bệnh chàm môi nên bôi thuốc gì? Mời bạn lắng nghe chuyên gia Nguyễn Thành tư vấn trong video dưới đây:

>>> Xem thêm: Cách chữa bệnh chàm hiệu quả - chuyên gia Nguyễn Thị Vân Anh tư vấn TẠI ĐÂY.

Giải thưởng uy tín của Eczestop

Từ khi xuất hiện trên thị trường, Eczestop đã luôn được người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Sản phẩm vinh dự lọt vào “Top 100 - Sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho Gia đình, Trẻ em” do báo Lao Động Xã Hội tổ chức:

 Chứng nhận “Top 100 - Sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho Gia đình, Trẻ em” của Eczestop

Chứng nhận “Top 100 - Sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho Gia đình, Trẻ em” của Eczestop

Thắc mắc: “Bị chàm môi nên ăn gì?” đã tìm có lời giải đáp. Nếu bị bệnh chàm môi, bạn nên tránh xa các loại thực phẩm trên. Bên cạnh đó, đừng quên kết hợp dùng kem bôi Eczestop lên vùng da bị tổn thương để cải thiện các triệu chứng của bệnh chàm, bạn nhé!

Để được giải đáp mọi thắc mắc về bị chàm môi kiêng ăn gì và đặt mua sản phẩm Eczestop chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ (Zalo/ Viber) hotline: 0916.755.060 – 0916.757.545

Dược sĩ Đoàn Thu

Kem-lam-sach-da-Eczestop.webp



Bình luận

4
Thông tin hữu ích

Thông tin hữu ích

  •  Cách điều trị viêm da dị ứng tại nhà vô cùng đơn giản mà hiệu quả
    Cách điều trị viêm da dị ứng tại nhà vô cùng đơn giản mà hiệu quả

    Viêm da dị ứng là căn bệnh ngoài da dễ tái phát và gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống cũng như sinh hoạt của người bệnh. Việc điều trị viêm da dị ứng không phải quá khó khăn, tuy nhiên, phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân, tình trạng bệnh và đòi hỏi sự phối hợp tích cực từ người mắc. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra cách trị viêm da dị ứng đơn giản, bạn có thể áp dụng ngay tại nhà.

  •      Bệnh viêm da cơ địa là gì và cách điều trị
    Bệnh viêm da cơ địa là gì và cách điều trị

    Viêm da cơ địa là gì và có cách nào để điều trị viêm da cơ địa không,… là băn khoăn của rất nhiều người. Bởi đây là bệnh ngoài da, có thể gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người mắc, mặc dù bệnh không đe dọa tính mạng. Để hiểu hơn về bệnh lý này, mời bạn hãy dành vài phút đọc ngay bài viết nhé!

  •  3 mẹo chữa viêm da cơ địa ngay tại nhà từ những nguyên liệu đơn giản
    3 mẹo chữa viêm da cơ địa ngay tại nhà từ những nguyên liệu đơn giản

    Tác giả: Phương Thảo

  • 3 thể bệnh thường gặp nhất của bệnh eczema
    3 thể bệnh thường gặp nhất của bệnh eczema

    Bệnh eczema là bệnh lý da liễu ảnh hưởng đến mọi người ở mọi lứa tuổi. Theo thống kê tại Hoa Kỳ, hơn 30 triệu người ở quốc gia này mắc bệnh eczema. Eczema có rất nhiều thể bệnh, mỗi thể bệnh có các đặc trưng riêng. Dưới đây là 3 thể bệnh thường gặp nhất trong các bệnh eczema.